Đời sống

4 cách giúp tướng lĩnh thời phong kiến ước lượng quân địch mà không cần công cụ hiện đại

Thời phong kiến, khi mà máy móc hiện đại còn là những điều xa vời thì người ta đã có thể dùng mẹo để ước tính số lượng quân địch. Như trong Binh pháp Tôn Tử từng nhấn mạnh rằng “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”, việc biết trước quân địch có bao nhiêu người là vô cùng quan trọng để xác định cách thức ứng phó phù hợp. 

Xác định số lượng quân địch là vô cùng quan trọng trong mọi cuộc chiến

Sử sách có ghi lại 4 cách thức người xưa dùng để ước lượng số quân địch như sau: 

Cách thứ nhất là xem xét dấu vết, dấu chân của hầm bếp. Muốn duy trì tình trạng quân lính tốt thì việc ăn uống không thể bỏ qua. Thời xưa bếp cũng là một đội nhỏ trong quân đội, có thể dựa vào số lượng hầm bếp để đoán xem có bao nhiêu người được phục vụ, từ đó ước tính được số lượng quân địch phải đối đầu. Dấu móng ngựa và dấu chân người cũng là một dấu hiệu rõ ràng về số lượng quân địch. 

Cách thứ hai là quan sát khói bụi bốc lên khi quân địch hành quân. Cách này cực kì đơn giản, nếu khói bụi bốc lên nhiều thì quân địch đông, nếu khói bụi bốc lên ít thì quân địch thưa thớt. Tuy nhiên, các xác định này hơi mạo hiểm vì quân địch có thể làm giả khói bụi được. TướngTrương Phi của Trung Quốc từng sai binh lính buộc cành cây vào đuôi ngựa để khi kéo đi sẽ tạo ra lượng khói bụi lớn, đe dọa tinh thần của kẻ thù.

Ảnh minh họa

Cách thứ ba là xem số lượng cờ và trống. Đây đều là những tín hiệu quan trọng dùng để chỉ huy trong quân đội. Thường thì sẽ luôn có một số lượng cờ và trống ở những vị trí nhất định nên rất dễ tính toán xđược quân địch dựa vào hai dấu hiệu này. 

Cách cuối cùng là xem xét lương thực và cỏ mà quân địch mang theo. Đây có lẽ là cách khó làm giả nhất vì quân lính thường phải chinh chiến trong 1 vài tháng, không thể mang số lượng lương thực quá ít sẽ làm quân chết đói, cũng không thể mang quá nhiều sẽ hao tổn binh lực. 

Dù là cách nào thì về cơ bản cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Những vị tướng giỏi sẽ luôn có cách che giấu lực lượng quân lính thực sự của mình để làm tinh thần của kẻ thù trở nên bất an và lo lắng.

 

Nguyên nhân thật sự dẫn đến việc hoàng đế Ung Chính đột ngột qua đời ở tuổi 58

Đến hiện tại, nguyên nhân hoàng đế Ung Chính qua đời sớm khi chỉ mới trị vì nhà Thanh 13 năm vẫn luôn là dấu hỏi lớn đối với lịch sử Trung Quốc.