Đời sống

Lý do vì sao cả 3 hoàng đế nổi tiếng Trung Quốc lại không thích ở trong Tử Cấm Thành trừ mùa đông?

Lý do vì sao cả 3 hoàng đế nổi tiếng Trung Quốc lại không thích ở trong Tử Cấm Thành trừ mùa đông?

Tử Cấm Thành là một khu phức hợp cung điện nổi tiếng từ xưa tới nay của Trung Quốc. Nơi đây có diện tích lên tới 720 nghìn m2 và theo lịch sử ghi chép, từ năm 1420 đến 1924 Tử Cấm Thành là nơi ở của các vị vua từ thời nhà Minh cho tới cuối triều đại nhà Thanh.

Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, nơi đây bao gồm 980 tòa nhà và có tới 9999 căn phòng. Công trình này được công nhận là DI sản thế giới vào năm 1987 và được xếp vào danh sách các công trình kiến trúc gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.

Theo các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, Tử Cấm Thành là nơi mà các hoàng đế triều đại nhà Thanh không muốn ở. Các hoàng đế của nhà Thanh đã bỏ ra số tiền lớn để xây lâm viên ngoài cung để ở, trong số đó có 3 vị hoàng đế là Khang Hi, Ung Chính và Càn Long.

Nguyên nhân bất ngờ khiến hoàng đế nhà Thanh không thích ở trong Tử Cấm Thành. Khanh Hi dành phần lớn tại Sướng Xuân Viên, vị hoàng đế này thích nghiên cứu thiên văn địa lý và muốn tự tay nuôi dạy con cái của mình. Thực tế Sướng Xuân Viên mà hoàng đế Khanh Hi từng ở bây giờ là Đại học Bắc Kinh nổi tiếng.

Một nơi ở khác được hoàng đế Ung Chính và Càn Long yêu thích là Viên Minh Viên. Đây vốn là một "mảnh vườn nhỏ" mà hoàng đế Khang Hi tặng cho con trai là Ung Chính. Do đó, nơi đây có một vị trí đặc biệt trong lòng Ung Chính. Sau khi hoàng đế Ung Chính lên ngôi, ông bắt đầu mở rộng khu vườn và thậm chí tổ chức thượng triều ở Viên Minh Viên. Sau này, Ung Chính truyền lại Viên Minh Viên cho con trai là Càn Long. Vị hoàng đế nổi tiếng cũng rất thích nơi này.

Theo ghi chép trong lịch sử, hoàng đế Càn Long ở trong Tử Cấm Thành 153 ngày nhưng lại ở trong Viên Minh Viên tới 168 ngày.

Theo tổ tiên của nhà Thanh là người Mãn Châu thuộc phía bắc Trung Quốc, họ phát hiện ra tổ hợp cung điện này không phù hợp. Tử Cấm Thành xây dựng chủ yếu từ gỗ nên dễ phát sinh hỏa hoạn, tưởng thành cao tuy có thể ngăn lửa lan rộng nhưng lại không có lợi cho không khí lưu thông.

Vào mỗi mùa hè, tại Bắc Kinh thường khô nóng và tạo cảm giác như lò lửa, người Mãn Châu vốn quen sống môi trường lạnh giá nên cảm thấy rất khó chịu. Vậy nên họ đã bỏ ra số tiền lớn cũng như công sức để xây các lâm viên, cấu trúc khu vườn theo sở thích.

 

Việt Nam có món ăn được chế biến từ loài vật nhìn như giun, giá đắt đỏ tận nửa triệu đồng/kg

Loài vật này có giá lên tới gần nửa triệu đồng/kg với hình dạng giống con giun nhưng vẫn là món khoái khẩu của nhiều người.