Khám phá mới

Xuất hiện loài khỉ ăn thịt chuột khiến giới khoa học kinh ngạc

Xuất hiện loài khỉ ăn thịt chuột khiến giới khoa học kinh ngạc
  • 10 nguyên nhân khiến siêu đập Tam Hiệp cận kề 'hiểm họa'
  • Siêu đập Tam điệp ‘run rẩy’ trước mối đe dọa từ cỏ dại: Trung Quốc trả giá cho sự tham lam
  • Đập Tam Hiệp với nỗi lo đòn chí mạng trước ‘những con sói đơn độc’

Một con khỉ ở Malaysia đã được các nhà khoa học phát hiện khi chúng đang nuốt chửng những con chuột lớn 

Các nhà khoa học đã thực sự bị sốc khi phát hiện những con khỉ này bắt chuột trên các đồn điền dầu cọ cũng như việc loài động vật ăn thịt có thể kiểm soát dịch hại.

Theo tìm hiểu của các nhà khoa học thì thỉnh thoảng loài khỉ này cũng bắt và ăn thịt những con thằn lằn nhỏ và chim.

Đến bây giờ thì các nhà khoa học đã xác nhận rằng những con khỉ cũng thường xuyên bắt và ăn thịt những con chuột lớn.

Nadine Ruppert, Đại học Sains Malaysia đã tiết lộ nghiên cứu của mình trên 1 tạp chí Sinh học và cho hay: 

"Tôi đã choáng váng khi lần đầu tiên quan sát thấy khỉ ăn thức ăn của chuột trong các đồn điền. Tôi không ngờ chúng có thể săn được những loài gặm nhấm có kích thước khá lớn này cũng như việc chúng có khả năng ăn nhiều thịt như vậy. Loài khỉ được biết đến là loài linh trưởng rất ít ăn thịt (những con chim nhỏ hoặc thằn lằn)”

Báo cáo đã theo dõi các con khỉ giữa tháng 1 năm 2016 và tháng 9 năm 2018 ở các đồn điền xung quanh khu bảo tồn rừng Segari Melintang.

Mỗi đàn khỉ thường có số lượng rơi vào khoảng 44 con khỉ và trung bình ăn thịt 3.000 con chuột mỗi năm. Như vậy, trung bình mỗi con khi sẽ ăn thịt gần 70 con chuột trong một năm.

Để có thể bắt con mồi một cách dễ dàng, loài khỉ này sẽ săn chuột khi chúng trú ẩn bên trong cây.

Anna Holzner cho biết: "Bằng cách phát hiện phần đục khoét trong các thân cây cọ dầu nơi chuột tìm nơi trú ẩn trong ngày, một nhóm khỉ đuôi lợn có thể bắt được hơn 3.000 con chuột mỗi năm"

Theo ước tính thì loài chuột phá hủy khoảng 10 phần trăm của cây cọ dầu bằng cách ăn trái.

Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng thay vì là một loài gây hại khỉ có thể được xem như là một công cụ kiểm soát dịch hại tự nhiên.

Các chuyên gia đang kêu gọi các chủ đồn điền xem xét việc thúc đẩy môi trường sống cho khỉ.

Anja Widdig - đến từ đại học Leipzig cho rằng "Chúng tôi hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu sẽ khuyến khích cả chủ sở hữu đồn điền tư nhân và nhà nướcc xem xét việc bảo vệ các loài linh trưởng này và môi trường sống rừng tự nhiên của chúng trong và xung quanh các đồn điền dầu cọ hiện có cũng như mới được thành lập.

 

10 nguyên nhân khiến siêu đập Tam Hiệp cận kề 'hiểm họa'

(Techz.vn) Siêu đập lớn nhất hành tinh - Tam Hiệp tưởng chừng như không thể phá hủy nhưng lại đang gặp nguy hiểm hơn những gì đang dự đoán.