Nguyên nhân của điều này được cho là do các vấn đề liên quan đến bảo mật mà công ty Canada đang nắm giữ.
Mặc dù chưa thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhưng BlackBerry vẫn có một lượng khách hàng trung thành nhất định, trong đó đặc biệt quan trọng là các doanh nghiệp lớn, các Chính phủ vẫn tin tưởng sử dụng sản phẩm của Dâu đen vì lý do an toàn thông tin.
Tổng thống Đức và nhiều nước phương Tây vẫn tin dùng BlackBerry. Ảnh: Internet
Tại APEC vừa qua, nhiều người cũng “bán tín bán nghi” về tương lai của doanh nghiệp nàysau khi CEO BlackBerry là John Chen đã có những cuộc gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo của 2 công ty Trung Quốc lớn mạnh khác là Xiaomi và Lenovo. Tuy nhiên theo vị CEO gốc Hồng Kông, ông muốn hợp tác với các công ty Trung Quốc nhằm gia tăng sự hiện diện tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới này, chứ không thể bán mình.
John Chen cho biết: “Chúng tôi không có quyền làm điều đó. Việc bán cho một công ty Trung Quốc sẽ gây ra nhiều quan ngại, đặc biệt là vấn đề pháp lý”.
Như chúng ta đã biết, BlackBerry hiện vẫn đang cung cấp thiết bị và các giải pháp bảo mật cho nhiều Chính phủ lớn trên thế giới, Tổng thống Mỹ, Đức và Anh Quốc vẫn đang sử dụng những chiếc BlackBerry vì nhu cầu an toàn thông tin. Và chắc chắn các Chính phủ nảy sẽ không đặt sự an toàn của mình vào một công ty có dính dáng nhiều đến Trung Quốc.
Trước đó, vào thời điểm khó khăn nhất, công ty Canada từng có ý định bán mình, các công ty Trung Quốc như Lenovo cũng bày tỏ ý định mua lại BlackBerry thế nhưng mọi thỏa thuận đều không đi đến một kết quả rõ ràng nào. Đến nay, Dâu đen đã có những dấu hiệu phát triển tích cực và sản phẩm mới nhất là BlackBerry Passport cũng nhận được đánh giá cao từ cộng đồng.