Giải trí

Vị thế thay đổi, Bộ giáo dục Singapore đưa tiếng Việt vào trường học từ năm 2021

Trong thông cáo báo chí mới nhất của Bộ Giáo dục Singapore đăng tải trên website ngày 4 tháng 3 năm 2020 với tiêu đề (tạm dịch) “Học cho cuộc sống - Sẵn sàng cho tương lai: Làm mới chương trình giảng dạy và kỹ năng tương lai cho giáo viên.”

Trong phần mở đầu của nội dung, Bộ giáo dục Singapore (MOE) đưa ra mục đích chung của thông cáo như sau: “Để chuẩn bị cho học sinh của chúng ta cho một thế giới ngày càng đa dạng, kết nối và có định hướng công nghệ, Bộ Giáo dục (MOE) sẽ xây dựng dựa trên những nỗ lực hiện có để giúp các em nhanh nhạy và sẵn sàng trong tương lai, bất kể là từ nền tảng và xuất phát điểm nào trong cuộc sống. Để làm được như vậy, chúng ta sẽ bắt tay vào giai đoạn tiếp theo trong phong trào ‘Học tập suốt đời’ thông qua hai động thái bổ sung – ‘Làm mới chương trình giảng dạy’ và ‘Kỹ năng tương lai cho giáo viên’ - để nâng cao việc học tập của học sinh và hỗ trợ các giáo viên trong việc nuôi dưỡng một tương lai sẵn sàng cho học sinh.”

Ở nội dung “Hiểu biết Châu Á”, mục đích của nội dung này MOE đưa ra như sau: “Thứ ba, MOE sẽ cung cấp cho học sinh hiểu biết và nhìn nhận sâu hơn về châu Á, đặc biệt là khu vực ASEAN, nhằm mục đích cho các em hoà nhập một cách hiệu quả với các nước láng giềng và tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế của khu vực.”

Điều đặc biệt nằm ở điểm 14 của phần "Hiểu biết Châu Á " trong thông cáo báo chí này chính là việc MOE sẽ đưa tiếng Việt vào giảng dạy trong trường cấp hai và tiền đại học từ năm 2021. Cụ thể như sau: “MOE cũng sẽ cung cấp cho các trường những nguồn lực để lập kế hoạch và chương trình giảng dạy giúp cho các trường có thể tạo được những trải nghiệm học tập phong phú về các nước ASEAN. Điều này bao gồm phần nội dung chương trình 10 giờ học khám phá và tìm hiểu về văn hoá và ngôn ngữ của đất nước đó giống như là một phần của việc chuẩn bị trước những chuyến đi. Để bắt đầu, các trường sẽ được cung cấp tài liệu kỹ thuật số phù hợp với lứa tuổi cho việc học tiếng Thái và tiếng Việt. Thêm nhiều trường cũng sẽ cung cấp các chương trình giao tiếp tiếng Trung và tiếng Malay cho các học sinh quan tâm để học các ngôn ngữ bổ sung, ngoài tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ (tiếng chủng tộc) của các em.”

Như vậy, với sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam, vị thế của đất nước cũng như tầm quan trọng của tiếng Việt đã dần được các nước quan tâm, đánh giá cao. Thật đáng tự hào phải không mọi người?

 

Thủy Hử: Vị tướng kỳ lạ nhất Lương Sơn Bạc, biệt hiệu ‘Bách thắng tướng quân’ nhưng đánh toàn thua

(Techz.vn) Khi nghe tới biệt hiệu “Bách thắng tướng quân”, ai cũng nghĩ rằng đây là một mãnh tướng bất khả chiến bại. Thế nhưng, sự thật lại trái ngược hoàn toàn so với suy nghĩ của mọi người.