Khám phá mới

Vì sao Tôn Ngộ Không chọn giấu bảo bối gậy Như Ý ở vành tai?

Mỗi nhân vật trong Tây Du Ký đều có một bảo pháp riêng cho mình. Với Tôn Ngộ Không là gậy Như Ý, Trư Bát Giới là cây đinh ba, còn Sa Tăng là cây bảo trượng. Gây chú ý nhất có lẽ vẫn là gậy Như Ý, hay còn gọi là Kim Cô Bổng. Đây là cây thiết bảng, gậy thần thông mà Tôn Ngộ Không sử dụng, được mệnh danh là một trong những binh khí mạnh nhất Tam giới.

gay-nhu-y-ton-ngo-khong-1

Trong Tây Du Ký miêu tả, gậy Như Ý có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang thành biển, bình định lũ lụt. Tích xưa kể, khi hạ giới gặp một cơn đại hồng thủy lớn, Đại Vũ đã mang Kim Cô Bổng đi trị thủy, sau đó ném vào Đông Hải. Cũng từ đó, nó có thêm tên gọi là Định Hải thần trân.

gay-nhu-y-ton-ngo-khong-2

Gậy Như Ý hai đầu bịt vàng, ở giữa có khắc dòng “Như Ý Kim Cô Bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân”. Nó có thể tùy tâm biến hóa, thay đổi kích thước ngắn dài, to nhỏ tùy theo ý chủ nhân. Trong Tây Du Ký, Ngộ Không thường thu nhỏ gậy Như Ý rồi giấu sau tai, chỉ khi cần dùng mới lấy ra. Nhiều người xem thắc mắc, vì sao chiếc gậy này không bao giờ rơi ra ngoài? Thêm nữa, nhỏ như chiếc kim vậy mà Ngộ Không cũng chẳng bao giờ đau tai?

gay-nhu-y-ton-ngo-khong-3

Lý do được cho rằng, vì gậy Như Ý nặng đến 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, dù thu nhỏ thì trọng lượng vẫn không thay đổi. Vì thế mà nếu để trong túi áo và vùng eo sẽ rất khó khăn. Vậy cất ở đâu để tiện sử dụng bởi chẳng thể nào cầm nó mãi trên tay. Lúc này chỉ còn ngũ quan là nơi thuận tiện nhất. Người xưa quan niệm rằng, ngũ quan con người tương ứng với ngũ hành. Mắt là mộc, lưỡi là hỏa, miệng là thổ, mũi là kim, tai là thủy. Gậy Như Ý là Định hải thần châm, mang mệnh thủy, vì thế cất vào tai là thuận theo tự nhiên.

gay-nhu-y-ton-ngo-khong-5

Thêm vào đó, Tôn Ngộ Không giống khỉ, rất thích vò đầu bứt tai. Ngô Thừa Ân dựa vào đặc tính đó để chọn chỗ cất giấu gậy Như Ý cho hợp tình hợp lý.

 

Tại sao Tôn Ngộ Không phải đi bộ 14 năm ròng rã dù có Cân Đẩu Vân thần thông quảng đại?

(Techz.vn) – Chỉ một bước nhảy bằng Cân Đẩu Vân cũng đủ để Tôn Ngộ Không từ Đại Đường đến Tây Thiên lấy được kinh phật. Thế nhưng vì sao thầy trò Đường Tăng vẫn lựa chọn đi bộ ròng rã trong 14 năm?