Vì chiến tranh với Mỹ, giám đốc tài chính của Huawei bị cảnh sát bắt đeo 'vòng kim cô'
Ngày 23/9, bà Mạnh Vãn Châu, "công chúa Huawei", đến dự phiên tòa thủ tục ở Vancouver, Canada. Tuy nhiên, chi tiết gây chú ý không nhỏ là hình ảnh chiếc vòng theo dõi đeo trên chân vị Cựu giám đốc tài chính của Huawei.
Đây là hình ảnh cho thấy hạn chế lớn nhất của bà trong gần 1 năm tại ngoại ở Vancouver: không được rời khỏi nơi cư trú.
Vòng theo dõi này là gì?
Thiết bị theo dõi trên cổ chân sử dụng sóng di động và kết nối GPS để theo dõi vị trí của người bị giám sát theo thời gian thực. Đảm bảo người bị giám sát không vi phạm lệnh cấm rời khỏi nhà vào buổi tối, hạn chế đi vào hoặc rời khỏi một khu vực nhất định.
Theo Guardian, thiết bị theo dõi này tại Mỹ tăng hơn 2 lần trong khoảng thời gian 2005-2015. Đây được coi là biện pháp áp chế sau khi ngồi tù với tội phạm, và cũng được áp dụng cho các trường hợp tại ngoại, án treo.
Bên cạnh đó, thiết bị này có thể được sử dụng đối với trẻ em khi có yêu cầu từ tòa án. Một số bậc cha mẹ cũng mua những thiết bị tương tự để theo dõi con em mình, đảm bảo chúng không ra khỏi nhà buổi tối hay đến các khu vực nguy hiểm.
Những rủi ro và tranh cãi của "vòng kim cô" trên cổ chân
Là một thiết bị công nghệ, vòng theo dõi gắn cổ chân cũng không tránh khỏi những rủi ro về mất tín hiệu, hết pin khi đang sử dụng.
Tháng 5/2019, sự cố khi cập nhật phần mềm khiến hàng trăm vòng theo dõi tại Hà Lan mất tín hiệu. Cảnh sát Hà Lan đã phải tạm giữ nhiều người bị giám sát cho tới khi vụ việc được khắc phục.
Tháng 8/2018, sự cố mạng viễn thông khiến 60% số vòng theo dõi mất tín hiệu. Tại Hà Lan có khoảng 700 người phải đeo vòng theo dõi.
Do phải kết nối liên tục, thiết bị này cũng cần duy trì pin ổn định. Những người bị giám sát sẽ phải đảm bảo nó luôn có đủ pin mỗi khi ra ngoài, và rủi ro có thể xảy đến khi mất điện.
Mỗi ngày, vào 5h chiều, ông Willard Birts sẽ phải tìm một ổ cắm sạc, và ngồi chờ 2 tiếng để sạc đầy vòng theo dõi. Đó là chưa kể khoản tiền 840 USD mỗi tháng cho dịch vụ này, mà ông chia sẻ đã khiến mình trở thành người vô gia cư.
Ngoài ra, tùy theo quyết định của tòa, người bị giám sát có thể phải trả tiền cho công ty cung cấp dịch vụ. Với những người như bà Mạnh Vãn Châu, có thể bỏ ra 10 triệu USD để tại ngoại, con số này không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người không có đủ vài trăm USD để đóng khoản phí.
Ông William Edwards, 38 tuổi, từng bị bắt khi đi cùng một người quen có giấu ma túy trong người. Tuy không bị kết tội, ông vẫn buộc phải đeo thiết bị giám sát trong 4 tháng trong quá trình điều tra. Chi phí mỗi ngày cho thiết bị này là 25 USD. "Tôi cảm giác như bị những kẻ cho vay tín dụng đen đòi nợ vậy", ông Edwards chia sẻ.
Một số rủi ro khác như gây dị ứng da, không thể dùng với các loại máy chụp cộng hưởng từ hay X-quang, nhưng người bị giám sát cũng không được tự ý tháo thiết bị khi đang ra khỏi nhà. Nhiều thiết bị cũng không chống nước, do vậy không thể đi bơi hay đi tắm ở ngoài.
Đối với những người phải đeo thiết bị giám sát trong nhiều năm, đây là một sự ám ảnh. Sarah Pickard, 32 tuổi và từng bị kết án vì giao cấu với trẻ em, cho biết cô phải đeo thiết bị này cho tới năm 65 tuổi mới có thể xin tòa bỏ án theo dõi. Cô đã đeo thiết bị khi sinh con thứ hai.
3 đòn chí mạng cùng lúc ập tới khiến nền kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ 'lụi tàn'
(Techz.vn) Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm nhất trong 30 năm gần đây. Bên cạnh chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đầy căng thẳng, nhiều nhân tố khác cũng góp phần bóp nghẹt nền kinh tế này.