Thương hiệu

Về tay Microsoft, Nokia vẫn là búp bê trong tủ kính?

Bỏ ra một "đống tiền" mua Nokia trong khi chưa có đường hướng phát triển cụ thể và đột phá, Microsoft vẫn đang loay hoay kiếm tìm một đường đi nước bước.

 

Về tay Microsoft, Nokia vẫn là búp bê trong tủ kính?-image-1381050263654

- Ghế CEO vẫn trống: Sau khi CEO Steve Ballmer tuyên bố rời công ty, ứng viên xứng đáng như Alan Mulally, Stephen Elop đều chưa chắc chắn. Chủ tịch Bill Gates cũng vừa bị chỉ trích và đề nghị rời HĐQT.

- Nhân sự quá tải: Microsoft có thêm 32.000 nhân sự sau khi mua Nokia. Họ chắc chắn sẽ 'được' tinh giảm.

- Tương lai mờ mịt: Có vẻ Microsoft đang theo bước như Apple nhưng thành công được như vậy là rất khó. Dù đi theo cách làm của Google hay bắt chước theo Apple thì cũng đã muộn với Microsoft.

Đã 4 tuần trôi qua kể từ khi Microsoft công bố mua lại 2 mảng thiết bị và hỗ trợ của Nokia với trị giá 7,2 tỷ USD. Đây được coi là bước đi chiến lược để gã khổng lồ Redmond củng cố vị thế chuyển từ một công ty phần mềm thành một nhà kinh doanh thiết bị và dịch vụ chính thống

Dù kế hoạch này còn chưa hoàn thành thì nhiều khả năng đội ngũ nhân sự cấp cao của Microsoft sẽ có sự xáo trộn lớn. Vậy giờ đây Microsoft đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào?

“Chiếc ghế nóng” vẫn bỏ ngỏ

Sau buổi chia tay đầy nước mắt trước hàng ngàn nhân viên Microsoft, CEO Steve Ballmer tuyên bố sẽ chính thức rời công ty trong vòng 12 tháng tới. Để điều hành được một tập đoàn khổng lồ trị giá 16 tỷ USD là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Nhưng hiện tại, cái tên sẽ ngồi vào chiếc ghế nóng mà Ballmer để lại và giúp lèo lái con tàu lớn Microsoft vẫn chưa được tiết lộ.

 

Về tay Microsoft, Nokia vẫn là búp bê trong tủ kính?-image-1381050305716

Microsoft với tương lai bất định sau ngày “kết duyên” cùng Nokia

Vào tuần trước, 3 trong số 20 nhà đầu tư lớn của Microsoft đã đề cử Alan Mulally, CEO của Ford và theo báo cáo mới nhất thì Microsoft cũng đang nghiêm túc cân nhắc lựa chọn Alan thay thế cho Steve Ballmer.

Đồng thời, các nhà đầu tư này cũng đã khuyên Bill Gates rời khỏi ghế chủ tịch Hội đồng quản trị để giảm bớt tầm ảnh hưởng của Bill trong quyết định chọn một CEO mới cho Microsoft. Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với thời báo USA Today về tương lai của mình, Alan Mulally đã khéo léo từ chối đi thẳng vào vấn đề chính. Ông chỉ chia sẻ ngắn gọn rằng: "Tôi muốn cống hiến cho Ford và không có gì chen vào kế hoạch tiếp tục phục vụ Ford của tôi".

Ngoài Alan Mulally, một cái tên khác cũng đang nổi lên như một ứng cử viên sáng giá thay thế Ballmer đó là cựu CEO của Nokia, Stephen Elop. Trở lại Microsoft sau 3 năm lãnh đạo Nokia, Elop sẽ được giao nhiệm vụ giám sát mảng Xbox, tablet Surface và tương lai là cả lĩnh vực di động của gã phần mềm khổng lồ.

Đây là một trọng trách lớn và nắm giữ rất nhiều quyền lực ở Microsoft. Cho dù ai được chọn làm CEO mới của Redmond , Alan Mulally, Stephen Elop hay một người nào khác thì chắc chắn Microsoft sẽ có sự chuyển mình mạnh mẽ sau lần thay máu này. Tất nhiên, theo chiều hướng tốt hay xấu thì chúng ta chưa thể khẳng định được ở thời điểm này.

Số phận các nhân viên của Nokia?

Ngoài những toan tính để tìm ra một CEO mới, Microsoft cũng phải đối mặt với vấn đề giải quyết việc làm cho các nhân viên của Nokia sau khi hãng mua lại 2 mảng làm ăn quan trọng của hãng điện thoại Phần Lan. Microsoft sẽ có thêm 32.000 nhân viên mới sau thương vụ này. Những nhân viên kỳ cựu giàu kinh nghiệm với các kỹ năng và mối quan hệ có giá trị sẽ được giữ lại. Số còn lại gần như chắc chắn sẽ bị tinh giảm để làm bộ máy hoạt động bớt cồng kềnh hơn.

 

Về tay Microsoft, Nokia vẫn là búp bê trong tủ kính?-image-1381050552437

Microsoft với tương lai bất định sau ngày “kết duyên” cùng Nokia

Bên cạnh đó, 18.000 lao động làm việc trong các nhà máy của Nokia cũng có thể phải chịu chung số phận.

Chỉ cần nhìn vào Motorola chúng ta cũng có thể thấy bài học nhẵn tiền này, sau khi được mua lại bởi Google, khoảng 30% số nhân viên của Motorola, tương đương 5.200 người đã bị cắt giảm. Đây là những quyết định khó khăn, và có lẽ rất rất nhiều nhân viên của Nokia sẽ bị buộc thôi việc khi thỏa thuận giữa 2 công ty được ký kết xong xuôi vào năm 2014.

Định hướng tương lai: Thiết bị hay dịch vụ?

Động thái mua lại một phần của Nokia cũng đã cho thấy mục đích khá rõ ràng về kế hoạch tương lai của Microsoft. Hãng sẽ vừa phát triển phần mềm và đảm trách luôn cả khâu gia công phần cứng và bán sản phẩm. Như vậy có thể thấy rằng, có thể Microsoft đang phát triển theo xu hướng khá giống với Apple, tự sản xuất thiết bị từ A đến Z.

 

Về tay Microsoft, Nokia vẫn là búp bê trong tủ kính?-image-1381050597296
Song mô hình mà Redmond áp dụng lại không hoàn toàn độc quyền như Táo khuyết. Microsoft vẫn bán bản quyền phần mềm là các hệ điều hành Windows 8.1, Windows RT và Windows Phone 8 cho các OEM, đồng thời ra sức khuyến khích họ phát triển phần cứng.

Microsoft với tương lai bất định sau ngày “kết duyên” cùng Nokia

Nhưng cách làm của Microsoft lại chẳng hề nhất quán với lời nói. Họ vẫn tiếp tục sản xuất phần cứng để cạnh tranh trực tiếp với các OEM, minh chứng là 2 mẫu tablet Surface 2 và Surface Pro 2, còn trong tương lai có thể là các mẫu điện thoại Windows Phone với thương hiệu Lumia lấy từ Nokia. Rất nhiều OEM đã cảm thấy vô cùng ngán ngẩm khi phải cộng tác với Microsoft, đặc biệt họ hầu như chẳng còn mặn mà chút nào với nền tảng Windows RT, được coi là một thất bại đáng xấu hổ và nó cũng vừa làm thất thoát của Redmond gần 1 tỷ USD.

Nếu như cách làm của Microsoft bị đánh giá là tiêu cực thì phương thức phát triển của Google lại cho thấy sự bền vững và tin tưởng. Google vẫn phát hành các thiết bị tham chiếu Nexus nhưng thị phần của nó không đáng là bao và cũng không triệt đường sống của các OEM.

Có lẽ không sớm thì muộn, Microsoft sẽ trở thành một công ty độc quyền đóng như Apple bởi họ đang tạo ra một sự chèn ép đáng kể lên các đối tác của mình. Nhưng nếu phát triển theo đường lối của Apple thì Microsoft liệu có cơ hội thành công? Câu trả lời vẫn là rất khó. Các thiết bị tablet chạy Windows hay smartphone chạy Windows Phone không hề bị đánh giá thấp ở khâu thiết kế hay phần cứng. Ngược lại, thậm chí tablet Surface có cấu hình rất mạnh nhưng điểm chết ở đây là hệ sinh thái ứng dụng. Windows Store của Microsoft không thể đạt đến cái tầm như Apple Store khi nó thiếu vắng quá nhiều ứng dụng, game chất lượng hỗ trợ tốt cho giao diện cảm ứng.

Về tay Microsoft, Nokia vẫn là búp bê trong tủ kính?-image-1381050642225

Microsoft với tương lai bất định sau ngày “kết duyên” cùng Nokia

Lumia vẫn phát triển dưới thời Nokia nhưng vào tay Microsoft, người dùng có quay lưng với thương hiệu này?

Nên giống Apple hơn hay giống Google hơn?

Cả Apple và Google đều thành công nhờ bản sắc riêng, sở trường riêng, trong khi Microsoft đang trong giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn. Không ít người bi quan đang nghĩ rằng Microsoft rồi sẽ đi vào con đường cụt.
Giờ đây, dù đi theo cách làm của Google hay bắt chước theo Apple thì cũng đã muộn với Microsoft. Ngay từ khi tuyên bố tự sản xuất máy tính bảng và giờ đây là mua lại một phần Nokia, họ đã chính thức cưỡi lên lưng cọp và không còn con đường lui.

 

Về tay Microsoft, Nokia vẫn là búp bê trong tủ kính?-image-1381050676603


Theo GenK/Trí thức trẻ/The Verge