Thi đấu trong 4 giờ 57 phút, tỷ số các hiệp đấu lần lượt kết thúc với 7-6, 1-6, 7-6, 4-6, 13-12, trận chung kết đơn nam Wimbledon 2019 giữa Djokovic và Federer ghi tên mình vào lịch sử là trận tranh vô địch có thời gian gian thi đấu lâu nhất.
Một trận đấu có đầy đủ mọi thứ, từ chuyên môn, kịch tính, cảm xúc… Sau trận, mọi người dành sự ngưỡng mộ cho một Djokovic bất khả chiến bại, một Federer 37 tuổi mà thi đấu suốt gần 5 tiếng đồng hồ không chút mệt mỏi.
Kể từ năm 1968 đến nay mới xuất hiện một tay vợt đặc biệt như Djokovic. Anh là người đầu tiên bảo vệ thành công danh hiệu Wimbledon trong suốt 51 năm qua.
Nắm trong tay chức vô địch Grand Slam thứ 16 trong sự nghiệp, Djokovic trả lời báo chí: “Tôi đã chiến đấu hết sức mình trong trận này. Trước khi ra sân, tôi tự hứa với chính mình rằng cần phải bình tĩnh. Tôi đã lường trước được bầu không khí bên ngoài sẽ rất nóng. Khi đám đông hô vang Roger, tôi lại nghe thấy Novak. Để như thế tôi đã phải rèn luyện tinh thần rất nhiều. Đây có lẽ là trận đấu đòi hỏi tinh thần nhất mà tôi từng trải qua.
Trận đấu này có vị trí quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Việc chống lại Roger, một trong những tay vợt vĩ đại nhất lịch sử, người mà tôi rất tôn trọng là điều không bao giờ tôi quên nổi”.
Cũng phải nói thêm, thời gian cuối trận chung kết vừa qua Djokovic và Federer bám đuổi nhau gắt gao từng điểm số một. Hai tay vợt liên tục sử dụng quyền tạm dừng trận đấu để xin tham khảo công nghệ “mắt diều hâu”. Không quá nếu nói “Hawkeye” có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đến kết quả chung kết Wimbledon lần này.
Vậy công nghệ Hawk-eye (Mắt diều hâu) là gì? Hiểu một cách đơn giản, nó được xem là VAR của quần vợt. Xuất hiện đã khá lâu, nó dần trở thành trợ thủ đắc lực cho các trọng tài và phổ biến rộng rãi hơn. Công nghệ Hawk-eye sử dụng các camera đặt quanh sân để theo dõi các tay vợt cũng như trái bóng. Bất kỳ một hoạt động nào cũng đều được ghi lại và dùng máy tính để phân tích.
Hawk-eye ghi lại độ trượt, độ nảy của trái bóng và ghi lại, kết quả này chỉ được phép chênh lệch 2-3cm. Nó có thể phân tích vận tốc trái bóng, so sánh các số liệu (đường bóng, hướng bóng, độ mạnh của bóng, điểm tiếp đất cú cú giao bóng thứ nhất và thứ hai…) giữa hai tay vợt với nhau…
Không dừng lại ở đó, Hawk-eye còn mở ra một cách thức phân tích trực quan cho khán giả bằng màn hình LED to được đặt trong SVĐ. Ngay cả các tay vợt cũng xem Hawk-eye là công nghệ bổ trợ cho mình. Thời gian nghỉ giữa hiệp, họ thường xem qua số liệu phân tích kể trên để rút kinh nghiệm, từ đó có sự điều chỉnh trong lối chơi của mình.
Tuy lợi ích mang lại nhiều là thế song Hawk-eye vẫn vấp phải một số ý kiến trái chiều tương tự như VAR. Nhiều người cho rằng việc áp dụng công nghệ sẽ làm mất đi cảm xúc của những môn thể thao.
Công nghệ Var trong bóng đá là gì? Kí hiệu trọng tài sử dụng Var?
(Techz.vn) VAR xuất hiện rất nhiều thông các thông tin về giải World Cup 2018 vừa qua. Vấn đề này đã và đang gây tranh cãi không chỉ với người xem mà còn cả với giới chuyên gia và cầu thủ chuyên nghiệp. Vậy VAR là gì? Tại sao công nghệ VAR được áp dụng trong bóng đá?