Từ xưa đến nay, dù ở bất cứ đâu, bất cứ nền văn hóa nào, vàng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trao đổi tiền tệ... Ngày nay, vàng chiếm vai trò không thể thay trong khoa học kỹ thuật. Vàng, luôn là niềm mơ ước của nhiều người. Có bao giờ, bạn thắc mắc "cuộc đời" của vàng, từ khi nằm trong đất cho đến khi thành trang sức trên người chúng ta?
Vàng có ở khắp mọi người trên thế giới nhưng không phải nơi nào cũng có thể khai thác. Hàm lượng vàng trong quặng ở mức 0,5mg/kg (0.5 phần triệu - ppm) bắt đầu có tính kinh tế. Các mỏ lộ thiên thường có hàm lượng 1 - 5 ppm, các cấp quặng ngầm dưới lòng đấy hay đá cứng thường đạt 3ppm. Các mỏ vàng 30ppm có thể nhìn thấy vàng bằng mắt thường. Ngay cả tại những mỏ vàng này, chúng ta cũng phải khai thác khoảng 125kg đất đá để có được 1... chỉ vàng (giá khoảng 4 triệu đồng).
|
Muốn khai thác vàng phải có đủ máy móc, các thiết bị khai thác như thế này... Bước vào một khu khai thác vàng bạn sẽ phải đối điện với hàng loạt máy móc, hóa chất và những chiếc máy khoan công suất lớn. Hình ảnh này thường gặp ở các mỏ khai thác lớn, chuyên nghiệp và thuộc về những công ti lớn.
|
Nhưng tại các mỏ vàng nằm ở các quốc gia, vùng lãnh thổ nghèo thường áp dụng kiểu khai thác mang tính thủ công. Ví dụ một mỏ khai thác vàng ở châu Phi, công nhân khai thác đủ mọi lứa tuổi từ 10 cho đến 70. Lương trung bình của một công nhân khai thác vàng chỉ rơi vào khoảng trên dưới 2 USD mỗi ngày. Quan trọng hơn, sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi môi trường làm việc độc hại.
|
Vàng quý nhưng khai khác vàng là một hoạt động hủy diệt môi trường. Những bãi khai thác vàng về sau thường có tình trạng lòng chảo như thế này. Vì quặng vàng nằm sâu trong lòng đất, các máy móc cần tạo ra đường đi xuống phía dưới để khai thác ở các tầng đất sâu hơn.
|
Tại các bãi khai thác nhỏ lẻ, môi trường tại địa điểm khai thác hầu như bị tàn phá hoàn toàn không chỉ bởi những người công nhân phải đào đất để tìm quặng vàng mà ngày cả những dòng sông, hồ nước, mặt đất cũng bị ô nhiễm bởi một lượng lớn hóa chất sử dụng trong quá trình tinh chế quặng. Để sản xuất ra một kg vàng, người ta tiêu thụ tới 691000 lít nước, thải ra 11,5 tấn CO2 và tiêu thụ 143 GJ (khoảng 40.000 số điện).
|
Người ta khai thác vàng bằng cách đào đất đá lên sau đó sử dụng các biện pháp hóa học hoặc vật lý để tách vàng khỏi đất đá. Quá trình đào quặng không cần quá nhiều kỹ năng chuyên môn nên ai cũng có thể làm, vì thế, hình ảnh những đứa bé đi đào vàng thế này cũng không phải là hiếm.
|
Trong một số mỏ vàng bất hợp pháp, người ta dùng cả thủy ngân để tách vàng ra khỏi đất đá. Hành vi này bị cấm bởi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe công nhân. Tuy nhiên vì giá thành rẻ, hiệu quả cao nên vẫn nhiều mỏ vàng vẫn bất chấp.
|
Hình ảnh tại một mỏ vàng bất hợp pháp, công nhân phải tiếp xúc trực tiếp mà không có công cụ bảo hộ.
|
Thường thì công nhân được trả công bằng tiền nhưng tại một số mỏ vàng, với những thành viên quan trọng, họ được thanh toán ngay bằng... vàng. Cuộc sống và công việc của các công nhân khai thác vàng vô cùng cực nhọc nhưng không đồng nghĩa với thu nhập cao.
|
Đây là hình ảnh tại một mỏ vàng có mật độ tương đối lớn.
|
Vàng sau khai thác được đưa vào lò có nhiệt độ trên 1.500 độ để làm nóng chảy.
|
Sau đó vàng được đổ vào khuôn. Các nhân viên trong khâu đổ khuôn được trang bị quần áo bảo hộ khá đầy đủ. Họ phải làm việc với các "cốc" vàng có nhiệt độ lên tới 1500 độ C.
|
Để tiện cho việc lưu hành và lưu trữ, vàng được đúc thành các khối theo tiêu chuẩn của các ngân hàng trung ương.
|
Mỗi quốc gia hay mỗi ngân hàng có một tiêu chuẩn khác nhau. Trong khi ngân hàng Thụy Sỹ sử dụng các thỏi vàng khá nhỏ: 1kg thì Cục dự trữ Liên bang Mỹ quy định mỗi thỏi vàng có trọng lượng 12kg.
|
Tuy nhiên, tại một số mỏ vàng tự phát (và bất hợp pháp), vàng được giao dịch ngay ở dạng nguyên bản. Các thương nhân thu mua vàng trực tiếp dựa trên khối lượng của chúng. Họ sử dụng các
chiếc cân tiểu ly như thế này.
|
Vàng trước đây được nhiều chính phủ sử dụng để đúc tiền hoặc làm đơn vị trao đổi với chức năng tương tự như tiền tệ.
|
Ngày nay, vàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các ngân hàng, nhà đầu tư thường chọn vàng như một nơi trú ẩn an toàn mỗi khi kinh tế có biến động. Kho dự trữ vàng lớn nhất thế giới là kho vàng của FED tại Manhattan. Nơi đây là nơi cất giữ tới 7000 tấn vàng.
|
Trong hình là khối vàng lớn nhất thế giới nặng đến 220kg. Tính theo thời gian hiện tại, khối vàng này trị giá 13 triệu USD.
|
Ứng dụng quen thuộc nhất của vàng là làm trang sức. Do đặc tính mềm, vàng sử dụng làm đồ trang sức luôn được pha thêm một lượng tạp chất nhất định nhằm tăng độ cứng. Chi số K (24k, 20k...) nhằm để chỉ độ tinh khiết của vàng. Thực thế, không bao giờ tồn tại vàng nguyên chất 100%.
|
Vàng cũng có thể sử dụng làm thức ăn. Theo tiêu chuẩn an toàn của EU, vàng là một trong số ít kim loại có thể ăn được. Tuy nhiên, vì đặc tính của vàng là ít phản ứng với các chất hóa học khác và không phản ứng với chất nào trong cơ thể nên việc ăn vàng hoàn toàn vô vị và vô nghĩa.
|
Trong công nghệ, vai trò của vàng cũng hết sức quan trọng. Với đặc điểm dẫn điện cực tốt (chỉ thua bạc nhưng vượt trội trong khả năng chống ăn mòn), vàng được sử dụng làm một vài bộ phận trong chiếc máy tính/điện thoại của bạn.
|
Trong y tế, vàng cũng phát huy nhiều tác dụng. Với đặc tính ít phản ứng của mình, vàng được sử dụng làm những bộ phận thay thế của cơ thể mà ví dụ điển hình nhất là răng giả.
|
Vàng còn được nhiều người cho là biểu tượng cho sự giàu có, trường tồn và vĩnh cửu. Vì vậy vàng được sử dụng làm vật lưu niệm, đúc tượng hoặc làm nguyên liệu để xây một số công trình quan trọng có tầm vóc.
|
Giá vàng thế giới, thực tế, ổn định ở mức xung quanh 600 USD trong suốt hai thập kỷ qua. Thực tế,
nhiều người nghĩ, giá vàng luôn có xu hướng tăng theo thời gian nhưng vào thời điểm năm 1980, giá
vàng có lúc đạt 850 USD (tính lạm phát tương đương 2100 USD thời điểm này). Trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng, giá vàng đã có lúc giảm xuống mức 252 USD, mãi đến năm 208, sau một thời gian tăng mạnh, giá vàng mới vượt mốc 850 USD danh nghĩa của giá vàng năm 1980.
|