Doanh nghiệp

Uber Việt Nam bị đe chặn sóng, ngăn dịch vụ nếu không nộp thuế

Uber Việt Nam bị đe chặn sóng, ngăn dịch vụ nếu không nộp thuế

Khi Uber hoạt động tại Việt Nam, một trong những vấn đề khiến doanh nghiệp này gặp khó khăn tại thị trường trong nước là việc chưa có một hành lang pháp lý cụ thể. Điều này là bởi với việc kết hợp giữa dịch vụ công nghệ thông tin với loại hình vận tải, đây là một mô hình kinh tế chia sẻ khá đặc thù.

Theo ông Nguyễn Quang Tiến – Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách (Tổng cục thuế), kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ có doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đăng ký được kinh doanh vận tải và phải được cấp giấy phép kinh doanh, trong đó đảm bảo các điều kiện như lái xe, thiết bị giám sát...

Với trường hợp của Uber, doanh nghiệp này có tham gia ký kết hợp đồng cùng các doanh nghiệp và HTX giao thông vận tải. Tuy nhiên, có không ít các cá nhân cũng ký kết hợp đồng với Uber. Các cá nhân này không thuộc một cơ quan, tổ chức nào liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, do đó không đủ điều kiện hành nghề giao thông vận tải theo luật định. Đây là một trong những sai phạm dễ nhận thấy nhất của Uber.

Khi được hỏi về vấn đề tính thuế đối với loại hình doanh nghiệp này, ông Tiến cho biết quan điểm cá nhân của mình: “ở TP. Hồ Chí Minh, khi kinh doanh vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải vẫn nộp thuế bình thường cho các cá nhân, còn đối với Uber thì xuất một hóa đơn lẻ, thu thuế 10% trên phần đó. Việc thuế của doanh nghiệp là 20% nhưng Uber c&oacoacute; nộp thuế bằng hóa đơn lẻ 10% là liên quan tới nghĩa vụ kê khai thuế là ai thì phải làm rõ”.

Ngoài ra, “Họ còn sử dụng thẻ tín dụng, thông qua các ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước. Qua đó, chúng tôi cũng xem xét điều chỉnh lại khái niệm về cơ sở thường trú đối với trường hợp sử dụng công nghệ máy chủ ở nước ngoài, không hiện diện ở Việt Nam. Nếu họ vẫn có tình trạng trốn thuế, chúng tôi sẽ ngăn chặn bằng việc sử dụng công nghệ phá sóng để kiểm soát không cho công nghệ đó vào Việt Nam”, ông Tiến cho biết.

Sở dĩ có sự lằng nhằng này một phần đến từ việc cơ quan quản lý vẫn chưa thể làm rõ được việc nên tính thuế Uber theo loại hình doanh nghiệp công nghệ hay doanh nghiệp giao thông vận tải. Điều này thì lại phải chờ ý kiến từ Bộ Giao thông Vận tải để xét xem các doanh nghiệp như Uber liệu có thuộc quyền quản lý của bộ này hay không.

Chỉ khi làm rõ được vấn đề này, phía ngành thuế mới có thể tiến hành kiểm soát việc đánh thuế đối với Uber, tránh tình trạng được xem là “lách luật” như ở thời điểm hiện tại.

 

Xe ôm Uber đổ bộ Việt Nam, GrabBike vội vàng giảm giá

(Techz.vn) Đây rõ ràng đều là những tin tức rất có lợi đối với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng dịch vụ của Uber và GrabBike. rn