Cuối tháng 7, đại dịch Covid-19 khiến người dân lao đao khi quay trở lại Việt Nam. Nền kinh tế nước ta vì thế cũng bị ảnh hưởng lớn. Các doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung được dự báo sẽ có tốc độ hồi phục chậm hơn vì ảnh hưởng của dịch.
Điều tích cực là lần thứ hai đối diện với đại dịch, các nhà đầu tư đã không còn hoảng loạn như trước, tình trạng bán tháo như đợt dịch đầu tiên không còn xuất hiện. Đến hết tháng 8, VN-Index đã tăng 83,3 điểm và đạt 881,65 điểm khi kết thúc tháng 8.
Theo công ty Chứng khoán Mirae Asset, xung lực tăng điểm của thị trường đã được củng cố trước hàng loạt thông tin tích cực. Trên thế giới, nước Nga công bố sản xuất được vắc xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới, từ đó cũng mở ra nnhững hy vọng kiểm soát được đại dịch.
Thị trường chứng khoán Mỹ liên tục xác lập kỷ lục trước kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ hay các gói kích thích kinh tế, từ đó giúp các nhà đầu tư toàn cầu có được tâm lý tích cực hơn.
Dịch bệnh quay trở lại ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam
Còn tình hình trong nước, Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước đã lùi lộ tình 1 năm vơi việc áp dụng tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung dài hạn. Mirae Asset cho biết, Thông tư 08 là giải pháp hỗ trợ cho hệ thống các ngân hàng, doanh nghiệp để tái cơ cấu tài sản, nguồn vốn. Bên cạnh đó, Thông tư 08 cũng góp phần thúc đẩy đầu tư công và hỗ trợ sự phục hồi của các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn trung dài hạn với nguồn vốn từ ngân hàng chiếm tỷ trọng cao.
Chính phủ ta cũng dự kiến tung thêm gói hỗ trợ 90 nghìn tỷ đồng để trợ giúp những người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng đặt kỳ vọng về nâng hạng thị trường sau khi Bộ Tài chính công bố Dự thảo cho phép T0 và bán khống.
Nhờ những điều kiện thuận lợi của thị trường trong tháng 8, các tỷ phú Việt lần lượt nhận về những niềm vui khi tài sản trên sàn chứng khoán tăng đáng kể.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Người đàn ông giàu nhất Việt Nam – tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản trị giá 5,7 tỷ USD (theo thống kê Forbes). Chỉ so với 1 tháng trước, giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 300 triệu USD.
Tháng 8 vừa qua, nhóm cổ phiếu thuộc họ Vingroup ghi nhận đà tăng nhẹ. Cổ phiếu VRE đạt mức tăng cao nhất trong bộ 3, đạt 7,6%. Tiếp đó, VIC tăng 2,9% và VHM tăng nhẹ 1%.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
Không chỉ ông Vượng, người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt là bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng nhận tin vui. Giá trị tài sản của “nữ tướng” hãng VietJet Air (HOSE:VJC) tăng 200 triệu USD so với cuối tháng 7. Tính đến 31/8, tài sản bà Thảo sở hữu trị giá 2,2 tỷ USD (theo thống kê của Forbes).
Trong khi đó, tài sản của ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank (HOSE:TCB) cũng tăng 100 triệu USD. Cụ thể, tài sản của ông từ 1 tỷ USD lên 1,1 tỷ USD vào cuối tháng 8 vừa qua. Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch HĐQT Thaco giữ nguyên mức tài sản với 1,5 tỷ USD.
Tỷ phú Hồ Hùng Anh
Đáng chú ý, so với cuối tháng 7, Việt Nam có thêm 1 đại diện lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới (theo thống kê của Forbes). Tháng 8 vừa qua, ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HOSE:HPG) đã quay trở lại với danh sách trên sau khi cổ phiếu HPG tăng hơn 13,1%. Tài sản của ông Trần Đình Long tính đến cuối tháng 8 đã đạt 1,1 tỷ USD.
Nữ đại gia kín tiếng là chị dâu Hồ Ngọc Hà, xinh đẹp và tài giỏi nhưng vô cùng giản dị
(Techz.vn) – Người chị dâu xinh đẹp của Hồ Ngọc Hà khá kín tiếng và ít khi được nhắc đến. Thỉnh thoảng khán giả vẫn thấy cô xuất hiện trong các sự kiện của em chồng.