Nhịp sống số

Tương lai của Chrome OS và Android với người lãnh đạo mới

Tương lai của Chrome OS và Android với người lãnh đạo mới

 Với việc trao Android lại cho người giám sát Chrome Web và Google Apps, Google đang muốn định nghĩa lại nền tảng Android.


 

Hôm 13/3, Tổng Giám đốc Larry Page của Google cAnh bố cuộc tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử cAnh ty kể từ khi Anh nắm quyền điều hành năm 2011. Sundar Pichai – người giám sát bộ phận trình duyệt Chrome Web và Google Apps – đảm nhiệm vai trò “đầu tàu” của bộ phận Android thay cho “cha đẻ Android” Andy Rubin. Điều này đồng nghĩa, tương lai của Android sẽ còn nhiều biến đổi.

Google Chrome
Sundar Pichai, lãnh đạo mới của bộ phận Android. Ảnh: Cnet

 

Sundar Pichai là ai?

Gia nhập gã khổng lồ Internet năm 2004, Pichai gặt hái thành cAnh lớn với trình duyệt Chrome và Google Apps (Gmail và Google Drive). Dù từng bị nghi ngờ khi ra mắt lần đầu năm 2008, Chrome nhanh chóng khẳng định sức mạnh và hiện là trình duyệt web được sử dụng nhiều nhất theo số liệu của Statcounter với 36,5% thị phần.

Pichai – trưởng nhóm giàu năng lượng, cao lêu đêu, nổi tiếng vì nụ cười điềm đạm và sở hữu cảm xúc mãnh liệt. Anh cũng là người của gia đình, ưa thích trình diễn slideshow về gia đình khi thuyết trình. Các thành viên trong gia đình Pichai như vợ và con gái đều làm việc, làm bài tập trên Chromebook.

Trước khi đến với Google, Pichai làm việc tại hãng Applied Materials và McKinsey & Co. Anh tốt nghiệp Viện Khoa học Ấn Độ và nhận được giải thưởng Insitute Silver Medal. Ngoài ra, anh còn có bằng Thạc sĩ khoa học của Đại học Stanford và bằng Quản trị kinh doanh của Wharton.

Tương lai của Android hậu Andy Rubin

Trong blog thông báo thay đổi nhân sự, Larry Page viết: Pichai sẽ “bắt đầu một chương mới tại Google”. Là người theo sát trình duyệt và nền tảng Chrome từ trong trứng nước tới hôm nay, Pichai đã có kinh nghiệm trong việc đẩy lùi những nghi ngờ và xây dựng dự án từ nền. Giờ đây, Pichai thừa hưởng một trong những tài sản quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất ngành di động.

Android và Chrome/Apps là các bộ phận độc lập với nhau trong Google. Nhiều câu hỏi từng được đặt ra, ví dụ: Vì sao Google lại cần tới 2 hệ điều hành một lúc? Vì sao trình duyệt Chrome được cài sẵn trong thiết bị Android lại do bộ phận ngoài Android phát triển? Liệu cuối cùng Android và Chrome OS có hợp nhất hay không?

Hai nền tảng có tầm nhìn và nhiệm vụ khác nhau: ứng dụng HTML5 trong đám mây cho Chrome đối ngược với ứng dụng gốc (native) tối ưu hóa cài sẵn trong Adnroid. Kết hợp cả hai là động thái hợp lí khi xét tới việc phần lớn giá trị Google mang lại nằm ở phần mềm mà hãng cung cấp trên nền hệ điều hành, giúp trải nghiệm Android sâu hơn và xuyên suốt hơn. Khi Google giới thiệu laptop màn hình cảm ứng Chromebook Pixel, nghi vấn lại bùng lên.

Một phần lớn trong trọng tâm của Page khi nắm quyền điều hành Google là tiến tới hợp nhất hệ sinh thái Google mà theo lời anh là tạo ra “một trải nghiệm trực quan hơn, đơn giản hơn cho Google”. Do đó, với việc Pichai hiện đã nắm trong tay tất cả bộ phận liên quan tới hệ điều hành – Chrome OS cho desktop, laptop; Android cho thiết bị di động, chúng ta có thể chứng kiến hai nền tảng phục vụ hai mục đích khác nhau liên kết chặt chẽ hơn. Không loại trừ khả năng Google Play và Chrome Web Store cũng được hợp nhất, hay dấu ấn sâu sắc hơn khi thiết bị Android có thể chạy bộ ứng dụng tiêu chuẩn của Google như Gmail, Google Maps, Google Drive…

Đọc thêm: Android- Qua từng phiên bản (phần 1)