Đời sống

Trước vụ bánh mì, người Hàn đã từng kỳ thị Việt Nam như thế nào?

Trước vụ bánh mì, người Hàn đã từng kỳ thị Việt Nam như thế nào?

Vừa qua, những người Hàn Quốc bị cách ly ở Việt Nam đã  kêu cứu và có thái độ chê bai, miệt thị đồ ăn cũng như điều kiện cách ly của thành phố Đà Nẵng. Điều này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ chưa từng có cho cộng đồng mạng Việt Nam. Nhiều người cho rằng đây chính là một biểu hiện của việc kỳ thị quốc gia khác.

Sự việc sẽ không trở nên quá gay gắt khi một số người Hàn Quốc bị cách ly đã có những lời chê bai thiếu tôn trọng như:

 -"Có hai đến ba người nằm mệt mỏi trong 1 phòng bệnh"

- "Cửa ra bên ngoài hoặc qua các phòng khác bị khóa chắc chắn, chúng tôi đã bị giam cầm"

- "Vào buổi sáng tôi chỉ được ăn vài lát/mẩu bánh mì".

- "Tôi đã bị đối xử quá tệ dù tôi không hề bị sốt. Không có bất cứ thứ gì được chuẩn bị ở đây"

- "Cơ sở vật chất thấp kém đến mức không được tắm rửa và không đủ 3 bữa một ngày."

Trong khi đó, vốn dĩ những người Hàn Quốc trên đến từ vùng tâm dịch, có khả năng có sẽ chứa mầm bệnh nhưng lại thiếu sự hợp tác. Hơn nữa, cơ quan Đà Nẵng đã cố gắng để chuẩn bị cho những du khách những suất ăn chất lượng nhất có thể.

"Những mẫu bánh mỳ" trong mắt người Hàn

Chính thái độ này của những người Hàn Quốc bị cách ly này khiến nhiều người cho rằng đây là một biểu hiện của sự kỳ thị.

Nhắc đến vấn đề kỳ thị dân tộc hay kỳ thị nói chung, với những người có sự quan tâm đến Hàn Quốc trước đây đều có câu hỏi chung rằng: “Người Hàn Quốc có kỳ thị người Việt Nam không?”

Sở dĩ, nhiều người đặt câu hỏi này vì trước đây muôn kiểu kỳ thị ở Hàn Quốc đã là một vấn đề được đưa ra để bàn tán. Hàn Quốc vốn là một đất nước đi theo chủ nghĩa dân tộc. Người dân nước này vốn là luôn đặt lòng tự tôn dân tộc lên trên hết, họ luôn muốn đất nước, nền văn hóa cũng như con người nước mình trở nên phổ biến, phát triển ở top đầu thế giới. Đó là lý do tại sao Hàn Quốc là đất nước được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới từ nền kinh tế phát triển cho đến làn sóng văn hóa, điện ảnh và âm nhạc.

Tuy nhiên, một khi chủ nghĩa dân tộc trở nên quá mạnh mẽ thì sẽ xuất hiện tư tưởng bài xích hay còn gọi là kỳ thị, phân biệt đối xử.

Theo báo cáo của chính phủ Hàn Quốc vào năm 2018 cho thấy, có đến 20% người nước ngoài tham gia khảo sát cho rằng mình bị phân biệt đối xử vì vấn đề quốc tịch ngôn ngữ, vẻ bề ngoài và nghề nghiệp. Thậm chí, ở Hàn Quốc có đến 7 kiểu phân biệt phổ biến bao gồm:

  • Kỳ thị chủng tộc
  • Kỳ thị đa văn hóa (con lai)
  • Kỳ thị năng lực (năng lực nói tiếng Hàn, tiếng Anh, sự chăm chỉ, khả năng trong công việc)
  • Kỳ thị giới tính 
  • Kỳ thị ngoại hình
  • Phân biệt giàu nghèo
  • Kỳ thị vùng miền

Người Hàn thường có ưu ái hơn với những người có làn da sáng màu, giỏi tiếng Anh cũng như tiếng Hàn. Nhiều du học sinh Việt Nam chia sẻ rằng cụm từ “trông giống như người Đông Nam Á” ở Hàn Quốc có phần mang sắc thái phân biệt vì những người từ Đông Nam Á thường có làn da sẫm màu hơn người Hàn. 

Những du học sinh nữ Việt Nam khi đến Việt Nam cũng gặp không ít định kiến khi người Hàn Quốc suy nghĩ rằng đa phần con gái Việt qua Hàn Quốc chỉ để kiếm chồng. Thậm chí trong một bộ phim Hàn Quốc còn xuất hiện câu thoại: "Con uống rượu cả ngày thì dù có cả sang Việt Nam cũng không tìm được việc."

 

Đáng nói, nhiều người Hàn Quốc ưu chuộng sự 'thuần Hàn Quốc' trên tất thảy, đến cả những người con lai các nước Châu  u với Hàn Quốc cũng nhận về sự phân biệt nhất định chứ chưa nói là con lai  Việt Nam - Hàn Quốc. Nữ ca sĩ Hari Won (có mẹ người Hàn Quốc , bố người Việt Nam) đã chia sẻ về tuổi thơ khó khăn khi bị bạn cùng lớp kỳ thị khi là con lai.

Ngay ở xã hội ở Hàn Quốc cũng xuất hiện sự phân biệt đáng sợ đó là phân biệt giàu nghèo. Thậm chí giới trẻ nước này còn gọi Hàn Quốc là địa ngục Joseon (một triều đại từ hơn 5 thế kỷ trước với sự thống trị của Nho Giáo). Từ điều này có thể suy ra góc nhìn của người Hàn Quốc về các nước phát triển hơn hoặc thua nước mình.

Tuy nhiên không chỉ Hàn Quốc mới có sự phân biệt đối xử mà ngay cả ở Mỹ hay Châu  u hay cả Việt Nam cũng tồn tại hiện tường này. Bên cạnh những người có thái độ tiêu cực cũng có rất nhiều người Hàn Quốc tốt bụng, có tư tiến tân tiến, văn minh.

Qua câu chuyện về những người Hàn Quốc bị cách ly ở Đà Nẵng và làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng Việt Nam, có thể thấy lòng tự tôn và tinh thần dân tộc là phạm trù rất nhạy cảm, cần thận trọng khi đụng chạm đến vấn đề này. Hơn nữa, không có bất kỳ sự phân biệt nào trong câu chuyện về lòng tự tôn dân tộc, bất kỳ nên văn hóa và quốc gia nào cũng được trân trọng bất phân giàu nghèo!

 

Sự thật về bữa ăn nghèo nàn của 20 người Hàn Quốc bị cách ly ở Việt Nam: Khi sự tử tế bị khinh bỉ

(Techz.vn) Không những không hợp tác cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng Việt Nam, 20 khách Hàn Quốc thậm chí còn lên tiếng kêu cứu vì cho rằng họ bị “ngược đãi”.