Khoa học & Đời sống

Trung Quốc phóng vệ tinh Ngộ Không với tham vọng đại náo không gian

Trung Quốc phóng vệ tinh Ngộ Không với tham vọng đại náo không gian

Trung Quốc mới đây vừa tuyên bố đã phóng thành công vệ tinh với tên gọi Ngộ Không từ trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi (Khu tự trị Nội Mông). Khác với những vệ tinh thông thường được phóng đi vì mục đích quân sự, viễn thông, nghiên cứu khoa học hay thời tiết, vệ tinh Ngộ Không được đưa ra ngoài không gian nhằm mục đích tìm ra vật chất tối.

Theo Wikipedia, trong vật lý thiên văn, thuật ngữ vật chất tối chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được. Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay cácthiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận nó ra vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và/hoặc các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ.

Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ Nổ Lớn (Big Bang), các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất (vật chất tối + vật chất thường) trong vũ trụ.

Theo hãng tin Reuters, nhiệm vụ của Ngộ Không là theo dõi hướng chuyển động, năng lượng và điện tích của các hạt trong không gian. Từ đó, Trung Quốc hy vọng sẽ tìm ra những manh mối rõ ràng hơn về vật chất tối thông qua quá trình tự phân hủy của loại vật chất này. Bằng việc theo dõi các sản phẩm của quá trình phân hủy, các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng điều này sẽ giúp họ định nghĩa được một cách rõ ràng hơn về vật chất tối trong tương lai.

Nếu hiểu hơn về vật chất tối, loài người sẽ có cơ hội tiếp cận một cách gần hơn tới lịch sử hình thành, phát triển của vũ trụ và dải ngân hà. Đây luôn là điều mà những người làm trong ngành khoa học vũ trụ luôn hướng đến. 

 

Việt Nam chuẩn bị đón mưa sao băng lớn nhất trong năm

(Techz.vn) Theo các nhà khoa học, sự kiện thiên văn kỳ thú này có thể theo dõi từ nhiều nơi ở tại Việt Nam. Số lượng vệt sao băng của năm nay khá lớn và thuận lợi cho việc quan sát, nghên cứu.