Khám phá mới

Trung Quốc nuôi cấy thành công cá nhân tạo trong phòng thí nghiệm: Hương vị khó phân biệt thật giả

Được phát triển trong hơn 17 ngày, phi lê cá được nuôi trong phòng thí nghiệm không thể phân biệt được sự khác biệt với cá tự nhiên tương tự về hương vị, màu sắc và kết cấu. Đây là nghiên cứu được công bố trên Science of Food, một ấn phẩm truy cập mở trực tuyến từ tạp chí Nature Partner.

Đồng tác giả Liu Donghong, nhà nghiên cứu tại Đại học Chiết Giang, cho biết: “Cá biển chứa protein chất lượng cao và axit béo không bão hòa, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe.Công nghệ này có thể hỗ trợ giải quyết việc cung cấp thịt và protein động vật cho con người. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn nguồn cá biển.”

screenshot-1206-1684650443.jpg
                                 Miếng phi lê cá được tạo trong phòng thí nghiệm

Theo nhóm nghiên cứu, thịt nuôi cấy - một sản phẩm thực sự đạt được bằng cách nuôi cấy tế bào động vật trong phòng thí nghiệm - đã nổi lên như một giải pháp thay thế một phần ngành chăn nuôi truyền thống trong sản xuất thịt.
Một số nhà nghiên cứu và công ty đã phát triển các mô thịt từ bò và lợn với sự trợ giúp của công nghệ in 3D.
Thế nhưng, nghiên cứu về cá biển nhân tạo lại ít hơn chính vì sự đa dạng lớn về các loại cơ giữa cá biển cũng như thiếu vật liệu hỗ trợ 3D để xây dựng cấu trúc thịt cá.
Đối với nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy phi lê của cá đù vàng lớn - một loài cá di cư ở nhiệt độ ấm, trong đó các tế bào cơ và mỡ chiếm hơn 80% cơ thể của nó.

screenshot-1207-1684650443.jpg
 


Loài cá này cũng là một loài sinh vật biển có giá trị kinh tế quan trọng ở Đông Á, nơi loại cá này được ưa chuộng vì hương vị và sự phong phú về chất dinh dưỡng, nhưng đã suy giảm đáng kể trong tự nhiên do đánh bắt quá mức.
Các nhà nghiên cứu đã tách các tế bào gốc cơ và mỡ từ các mô lớn của cá đù vàng để mang vào các miếng phi lê nuôi cấy, đưa chúng vào môi trường nuôi cấy để phát triển.
Nhưng sau đó, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hai con ảnh hưởng đến quá trình biệt hóa tế bào cơ. Bằng cách ức chế hai tín hiệu trong tế bào bằng thuốc phân tử nhỏ, hiệu quả của quá trình biệt hóa được cải thiện từ 1% ở nhóm đối chứng lên 32%.
Các tác giả của nghiên cứu này cũng cho biết, khi các tế bào cơ phát triển và biệt hóa, nhiều thịt cá được tạo ra nhưng chỉ giống như bột nhão.
Đồng tác giả Chen Jun, cũng là một nhà nghiên cứu tại Đại học Chiết Giang cho biết: “Lúc này, cá vẫn là một khối tế bào rời rạc, không có hình dạng cố định, nó không có cấu trúc mô mà mọi người cho là thịt.”

screenshot-1208-1684650443.jpg
 Thịt được tạo ra trong phòng thí nghiệm

So với mô cá tự nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy philê nuôi cấy giống nhau về số lượng và tỷ lệ tế bào cơ và mỡ, cũng như độ cứng, độ dẻo, khả năng phục hồi và hàm lượng nước của chúng.
Tuy nhiên, độ dai của phi lê cá nhân tạo thấp và sự phân bố nước khác với hải sản nuôi tự nhiên:“Tóm lại, chúng tôi đã phát triển thành công quy trình sản xuất phi lê cá nuôi cấy mô. Nó chứng tỏ rằng phương pháp mô phỏng sinh học dựa trên cấu trúc mô thực có tiềm năng lớn trong việc sản xuất các loại thịt nuôi cấy giống như mô.”

 

Các nhà khoa học cảnh báo 'con quỷ của đại dương' đứng trên bờ vực tuyệt chủng

Số lượng 'quỷ Tasmania của biển' đang ngày dần cạn kiệt khiến nhiều nhà khoa học và dân tình lo ngại.