Trên thế giới, có rất nhiều bảo tàng cà phê được thành lập ở các quốc gia như Brazil, Colombia, Ethiopia, Đức, Anh, Nhật Bản… nhưng Bảo tàng Cà phê thế giới ở Việt Nam là bảo tàng sống lớn nhất, độc đáo nhất, đặc sắc nhất và là một phần trong tổng thể của "Thủ phủ Cà phê Toàn cầu" đang được nỗ lực hiện thực hóa tại Buôn Ma Thuột.
Bảo tàng Thế giới Cà phê là sự kết hợp giữa cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên – thiết kế tối ưu các cấu phần của sự sống được định hình trên nền tảng xây dựng hướng đến là bảo tàng di sản văn hóa cà phê toàn cầu, điểm khác biệt và đặc sắc của bảo tàng chính là một bảo tàng sống về văn hóa cà phê toàn cầu và một bảo tàng ảo giới thiệu hình ảnh hiện vật liên quan đến cà phê của thế giới.
Trong nhiều năm làm việc với các chuyên gia bảo tàng quốc tế và Việt Nam, tất cả đều thống nhất mô hình bảo tàng cà phê thế giới phải là một mô hình bảo tàng chưa có trong tiền lệ trên thế giới; mang tính thời đại và kết hợp hài hòa với tính bản địa đặc sắc, đủ sức quyến rũ với thế giới; mang tính độc đáo của yếu tố Phương Đông.
Bảo tàng Thế giới Cà phê đã thành hình với kiến trúc nương theo không gian quen thuộc đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên linh thiêng: Nhà dài. Đây là nơi ở chung của cả dòng họ, thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất.
Ông Trình Xuân Phú - Phó chủ tịch Quỹ hoà bình và phát triển phát biểu tại buổi lễ.
Đây là một tổ hợp bao gồm các không gian trưng bày bảo tàng, không gian triển lãm, không gian thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo… các không gian này được kết nối với các không gian mang tính mở trong công viên cà phê.
Bảo tàng Thế giới Cà phê có hình khối dựa trên nền tảng kiến trúc nhà dài và sóng âm từ tiếng chuông ngân được cách điệu thành những đường cong đa hình và uyển chuyển được giao thoa với nhau để tạo nên hình khối kiến trúc được đặc biệt và độc đáo mới mẻ.
Bên cạnh đó, Bảo tàng Thế giới Cà phê còn gây ấn tượng khi sử dụng vật liệu hoàn thiện bên ngoài là các vật liệu địa phương như các phiến đá bazan được tạo nên từ quá trình phun trào núi lửa qua hàng trăm triệu năm về trước.
Khoảng 10.000 hiện vật về cà phê tại Bảo tàng này được lấy từ bảo tàng cà phê của Jens Burg - một bảo tàng được xây dựng trong 20 năm tại Đức.
Là người đã đồng hành và luôn ủng hộ Dự án Thủ phủ Cà phê Toàn cầu từ những ngày đầu tiên, Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước – Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển đã gửi thư chúc mừng Bảo tàng Thế giới Cà phê.
"Tôi thật sự vui mừng khi biết hôm nay Trung Nguyên khánh thành Bảo tàng Thế giới Cà phê, tôi hy vọng Bảo tàng sẽ là nơi lưu giữ nhưng cũng là nơi đúc kết những gì đã làm được để có những bài học kinh nghiệm quí báu cho sự phát triển sắp tới.
Khoa học ngày nay đã minh chứng rằng Bảo tàng có ý nghĩa đóng góp to lớn nhất khi kết hợp được bảo tàng tĩnh và bảo tàng động. Tôi chúc Bảo tàng Thế giới Cà phê Trung Nguyên sẽ hòa quyện hôm qua, hôm nay và ngày mai vì sự nghiệp phát triển cà phê Việt Nam mà điểm nhấn là cà phê Trung Nguyên", bà viết.
Lợi nhuận của Trung Nguyên ra sao sau nhiều năm 'nội chiến'?
Theo: Nhịp sống kinh tế
Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên lại thắng kiện vợ
(Techz.vn) Hôm qua (12/11), TAND cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ðầu tư Trung Nguyên (Công ty TNH) do ông Ðặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ ông Vũ).