Đời sống

Trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, hai nhân vật nào có mối quan hệ cha - con rể?

Theo Công văn ngày 21/6/2013, của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, nước ta có 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam lần lượt là: Quốc tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo đó, 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc trên đều đáp ứng được 1 trong 3 tiêu chí sau: “Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc; người đứng đầu một vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc.” 

Có thể thấy, danh sách trên đều có sự góp mặt của các anh hùng dân tộc có công lớn trong việc đấu tranh giành nền độc lập cho tổ quốc trải dài qua hàng ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, sẽ có những chi tiết thú vị mà không phải ai cũng biết khi biết đến danh sách 4 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc này.

Tranh vẽ Hoàng đế Lê Đại Hành (941-1005),hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ( ảnh tư liệu BTLSQG).

Theo đó, trong 14 anh hùng tiêu biểu, theo thần tích, có hai nhân vật  có mối quan hệ cha - con. Cụ thể đó là  Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) và  Lý Công Uẩn (vua Lý Thái Tổ). Nếu không tìm hiểu quá sâu về lịch sử Việt Nam, ít người có thể biết rằng Lê Đại Hành (vua đầu tiên của nhà Tiền Lê) là cha vợ của Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) - vị vua sáng lập ra nhà Lý. Chính sử ghi lại rằng sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, vào đầm năm Nhâm Ngọ (982), vua Lê Đại Hành đã lập Thái hậu Dương Vân Nga (triều Đinh) làm một trong 5 Hoàng hậu của ông. Thái hậu Dương Vân Nga được nhà vua phong hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu. Dù chính sử không khi rõ chi tiết  Lê Đại Hành và Hoàng hậu Dương Vân Nga có bao nhiêu người con, tuy nhiên theo các thần tích ở cố đô Hoa Lư thì hai người có một người con gái tên là Lê Thị Phất Ngân. Công chúa Phất Ngân đến tuổi trưởng thành đã được vua Lê Đại Hành gả cho Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn (người sau này trở thành người khởi nghiệp dựng lên vương triều Lý).

Đền thờ vua Lê Đại Hành ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia cũng đăng tải về chi tiết này: “Ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000) tại kinh đô Hoa Lư, công chúa Phất Ngân hạ sinh một người con trai, đặt tên là Lý Phật Mã. Tháng 9 năm Kỷ Dậu (1009) Lý Công Uẩn được quần thần nhà Tiền Lê tôn lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Lý, lúc này công chúa Phất Ngân trở thành một trong số những hoàng hậu của vua. Tháng 3 năm Mậu Thìn (1028) Lý Thái Tổ mất, để lại di chiếu truyền ngôi cho con trưởng là Thái tử Lý Phật Mã. Thái tử lên ngôi (tức Lý Thái Tông) đã tôn phong mẹ mình làm Linh Hiển thái hậu.

Người ta cho rằng, vị hoàng đế từng có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô trước khi về với Thăng Long nên Lý Thái Tông sau này xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở Thần Phù (Hoa Lư) và thực hiện nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ thời ông ngoại của mình là vua Lê Đại Hành.”

Hiện nay, đền vua Lê ở Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn còn  ban thờ công chúa Phất Ngân ở bên trái hậu cung cùng vua cha và mẹ. Điều này chứng tỏ công chúa phải có công tích, đức hạnh nổi tiếng mới được nhân dân tôn vinh như vậy!

 

Đại diện nữ duy nhất được công nhận là 1 trong 14 anh hùng dân tộc: Nữ vương đầu tiên của Việt Nam

Trong danh sách 14 vị Anh hùng dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất 1 đại diện là phụ nữ đó chính là một cặp chị em ruột được xem là nữ vương đầu tiên của Việt Nam.