Đời sống

Trận thủy chiến lớn nhất lịch sử Việt: Vang danh mãi ngàn năm

Trận thủy chiến lớn nhất lịch sử Việt: Vang danh mãi ngàn năm

 

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết, năm 546, mùa xuân, quân Bá Tiên (tướng nhà Lương) đánh lấy được thành Gia Ninh (ở khoảng Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Đến mùa thu, vua Lý Nam Đế đem 2 vạn quân từ trong đất Lão ra đóng ở hồ Điển Triệt (thuộc xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).

Tiếp đó, Bá Tiên đem quân theo dòng nước tiến vào, quân Lương đánh trống reo hò mà tiến. Do vua Lý Nam Đế không phòng bị nên tan vỡ, lui giữ ở trong động Khuất Lão (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay).

Sau đó, vua ủy cho đại tướng là Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên. Ít lâu sau, ông nhanh chóng xây dựng Đầm Dạ Trạch thuộc bãi Màn Trù, Khoái Châu, Hưng Yên thành căn cứ quân sự hiểm yếu. 

Tran-thuy-chien-lon-nhat-lich-su-viet-nam-vang-danh-mai-ngan-nam-tung-gay-chan-dong-ca-the-gioi
Tran-thuy-chien-lon-nhat-lich-su-viet-nam-vang-danh-mai-ngan-nam-tung-gay-chan-dong-ca-the-gioi
Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) chỉ huy quân ở Đầm Dạ Trạch

Đầm Dạ Trạch cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có thớ đất cao có thể ở được. Tuy nhiên, chung quanh đầm lại có bùn lầy nên người, ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ, chống bằng sào, đi lướt trên cỏ nước mới có thể đến được. Nếu không quen đường thì khó có thể vào, sa xuống nước dễ bị rắn cắn chết.

Năm 548, Lý Nam Đế qua đời, quân sĩ suy tôn Triệu Quang Phục làm Dạ Trạch Vương. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy quân dân bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Lương.

Tran-thuy-chien-lon-nhat-lich-su-viet-nam-vang-danh-mai-ngan-nam-tung-gay-chan-dong-ca-the-gioi
Tranh vẽ Triệu Việt Vương

Triệu Việt Vương đã phân tích âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, so sánh tương quan lực lượng và đã thay đổi cách đánh, áp dụng “kế trì cửu chiến”, không áp dụng cố thủ, phòng ngự bị động như giai đoạn trước đó. 

Đây có thể coi là sự vận dụng sáng tạo lối đánh du kích tài giỏi và áp dụng phương thức tác chiến của dân tộc nhỏ đánh với quân giặc đông và mạnh. Từng bước chuyển hóa lực lượng và thế trận ngày càng có lợi cho ta, kết hợp với chớp thời cơ thực hiện phản công chiến lược, giành thắng lợi quyết định.

Với “kế trì cửu chiến”, quân ta càng đánh càng mạnh, quân Lương lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Giữa lúc đó ở Trung Quốc xảy ra một biến cố nội bộ, buộc tướng Bá Tiên phải về nước, trao lại binh quyền cho phó tướng là Dương Sàn (Dương Phiêu). 

Lợi dụng thời cơ đó, năm 550, Triệu Việt Vương mở cuộc phản công chiến lược, nhất loạt tiến công các đồn trại quân Lương, đánh chiếm thành Long Biên. Kết quả ông giết được viên tướng chỉ huy Dương Sàn, quân Lương tháo chạy về nước, đất nước ta giành được quyền độc lập, tự chủ đến năm 602.

Có thể khẳng định rằng, Triệu Việt Vương đã có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước hồi thế kỷ thứ 6. Đặc biệt, ông đã đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự những bài học cho đời sau về cách đánh du kích tài giỏi.

Giữa lúc nguy nan, Triệu Việt Vương đã nhận sự ủy thác của Lý Nam Đế tiếp tục kháng chiến, rút ra được nguyên nhân của sự thất bại, đề ra chiến lược đánh lâu dài, sáng tạo ra cách đánh mới. Cách đánh du kích, ngày ẩn, đêm hiện trên địa bàn lợi hại, phát huy được sở trường đánh trên sông nước, lấy nhỏ thắng lớn, làm địch dần suy yếu, chán nản, bị động. 

Từ đó, nghĩa quân đã bảo toàn được lực lượng, càng đánh càng mạnh, lấy đánh tiêu hao, thắng nhỏ để tiến lên thay đổi tương quan lực lượng, nắm thời cơ đánh lớn, giành thắng lợi quyết định.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã nhận định rằng: “Triệu Việt Vương lúc ấy đã chuyên chế một vùng (đầm Dạ Trạch) hơn 20 năm, cũng có thể gọi là anh hùng đấy”.