Kết quả dựa trên cuộc khảo sát 20.259 người làm việc tại nước ngoài đang sống ở 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Họ phải đánh giá 48 yếu tố thuộc 5 tiêu chí lớn khác nhau như chất lượng cuộc sống, nhà ở, môi trường làm việc, cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân. So với năm 2018, số điểm đủ điều kiện được xếp hạng đã giảm 68 quốc gia và vùng lãnh thổ. Yêu cầu được đánh giá là mỗi điểm đến phải đáp ứng điều kiện có ít nhất 75 người nước ngoài sinh sống tại nơi đó tham gia khảo sát.
Trong báo cáo của “Expat Insider 2019”, Việt Nam đứng thứ 2. Mức độ hài lòng với triển vọng nghề nghiệp chiếm 68% so với mức trung bình thế giới là 55%. Điểm cộng của Việt Nam đó là có tới 74% số người được hỏi cho biết họ đánh giá Việt Nam là điểm đến tốt nhất đối với tài chính cá nhân.
Khoảng 75% người được khảo sát cho rằng thu nhập hộ gia đình của họ nhiều hơn mức cần thiết để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên điểm trừ là có tới 48% không hài lòng với việc thanh toán mà không dùng tiền mặt, trong khi tỉ lệ này trên toàn cầu là 21%. Như vậy, công nghệ vẫn chưa là thế mạnh của Việt Nam.
Xếp vị trí hàng đầu là Đài Loan. 92% trong số người khảo sát nói rằng họ hài lòng với chất lượng y tế, 96% hài lòng về an toàn cá nhân. Trở ngại duy nhất là ngôn ngữ địa phương.
Đứng thứ 3 là Bồ Đào Nha vì đa số người lao động hài lòng về giải trí và khí hậu tại Bồ Đào Nha. Đáng chú ý, Mỹ tiếp tục đứng ở vị trí 47 trong năm thứ 2 liên tiếp. 1/3 người nước ngoài làm việc ở Mỹ cho rằng mức thu nhập của họ cao hơn nhiều so với chức vụ tương tự ở quê nhà nhưng chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Chi phí giáo dục và chăm sóc trẻ em cũng khiến Mỹ bị xếp hạng thấp trong danh sách. Vấn đề chính trị sau Hiệp định Brexit, Anh đứng thứ 62/64 vì những bất ổn chính trị.
Góc tối đầy tủi nhục của dàn diễn viên quần chúng ở Trung Quốc
(Techz.vn) Cùng với sự phát triển của phim ảnh, nghề diễn viên quần chúng trở nên phổ biến tại Trung Quốc nhiều năm qua. Họ phải đối mặt với nhiều nốt trầm như nghèo nàn, bị bóc lột và thù lao bạc bẽo.