Trong tuần qua, chính phủ Mỹ đã có những quyết định gây bất ngờ và có tác động tiêu cực chưa từng có đối với Huawei, tạo tiền đề cho việc cắt đứt mọi quan hệ đối tác giữa Huawei và các công ty công nghệ Mỹ. Động thái này cũng đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vốn đã căng thẳng, lên một cấp độ mới.
Nếu quyết định này được giữ nguyên, những tác động tiêu cực dành cho Huawei là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay vẫn còn chưa thể nói trước điều gì, đặc biệt là khi chính Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đích thân gợi mở về một thỏa thuận thương mại có thể đạt được giữa Huawei và Mỹ nhằm có lợi cho quan hệ hợp tác song phương.
Cụ thể là trong một buổi gặp gỡ báo chí diễn ra vào rạng sáng ngày 24/5 (theo giờ Việt Nam), ông Trump đã mở ra khả năng có thể được xem là "lối thoát" dành cho Huawei.
"Huawei là một thứ gì đó rất nguy hiểm. Bạn đã nhìn thấy những gì họ đã làm từ góc độ an ninh, từ góc độ quân sự. Điều này vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, có khả năng Huawei thậm chí sẽ được đưa vào một loại thỏa thuận thương mại nào đó", ông Trump mở lời.
"Nếu chúng tôi ngồi vào bàn đàm phán, tôi có thể tưởng tượng rằng Huawei sẽ đề xuất ra một dạng, hay một phần nào đó để nó trở thành thoả thuận thương mại".
Khi phóng viên hỏi chi tiết hơn về "thỏa thuận này sẽ như thế nào", Tổng thống Trump chỉ đáp trả ngắn gọn: "Nó sẽ rất có lợi cho chúng ta (Mỹ)".
Theo các chuyên gia phân tích, có hai tuyên bố chính trong phát biểu của ông Trump được ông nêu ra một cách rõ ràng: Thứ nhất, các hạn chế được đặt ra cho Huawei là bởi các mối đe dọa về bảo mật. Thứ hai, các hạn chế đối với Huawei có thể được dỡ bỏ như một phần của thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên theo một số tờ báo quốc tế, hai quan điểm này của ông Trump là không hợp lý, và thậm chí có phần mâu thuẫn.
"Bạn không thể đàm phán về một mối đe dọa an ninh như một phần của thỏa thuận thương mại", tờ The Verge khẳng định. "Phía Trung Quốc hoàn toàn có thể hứa rằng họ sẽ ngừng gián điệp ở Mỹ để đi tới thỏa thuận. Nhưng nếu Huawei là một mối đe dọa được chính phủ Mỹ công nhận, thì họ vẫn sẽ là mối đe dọa sau đó".
The Verge cũng nêu bật quan điểm rằng Huawei không thực sự là một mối đe dọa an ninh và Trump chỉ lấy đó làm cái cớ để leo thang cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đây cũng là điều được nhiều chuyên gia phân tích dự đoán từ trước.
Rốt cuộc, điều cuối cùng mà Trump mong muốn sau xung đột này, chính là đạt được một thỏa thuận có lợi về thương mại - đúng như cách mà ông đã làm với ZTE hồi cuối năm ngoái.
Theo Dantri.vn
ARM nghỉ chơi, Huawei “vỡ mộng” tự sản xuất chip
(Techz.vn) công ty thiết kế chip có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã thông báo với các nhân viên rằng họ buộc phải ngừng công việc kinh doanh với hãng công nghệ Trung Quốc Huawei.