Đời sống

Tỉnh nào Việt Nam có ngọn hải đăng cổ nhất Đông Nam Á: Là 'con mắt biển' hơn 100 tuổi

Tỉnh nào Việt Nam có ngọn hải đăng cổ nhất Đông Nam Á: Là 'con mắt biển' hơn 100 tuổi

Theo đó, ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có 1 ngọn hải đăng cổ hơn 100 tuổi có tên Kê Gà.

Theo Tổng cục Du lịch, ngọn hải đăng này được xây dựng từ năm 1897 và hoàn thành năm 1899 bởi người Pháp. Ngọn hải đăng này có kiến trúc hình bát giác với chất liệu 100% bằng đá. Với chiều cao 65 m, tháp đèn chiếm 35 m. Trên ngọn tháp là bóng đèn  lớn 2.000W với bán kính quét sáng tương đương 40km ( 22 hải lý).

Bên trong hải đăng có 183 bậc thang được thiết kế xoáy trôn ốc, được làm bằng thép. Mọi vật liệu được xây ngọn hải đăng này đều được vận chuyển từ Pháp sang. 

Mũi Kê Gà là vị trí quan trọng trên vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Đây là khu vực có nhiều thuyền buôn qua lại từ những thế kỷ trước. Vì không xác định được tọa độ, vị trí nên nhiều thuyền bị đắm. Người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà để đáp ứng nhu cầu của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua khu vực này. Cũng trong hai năm xây dựng công trình này, nhiều người đã thiệt mạng do tai nạn. Hiện tại, ở đây vẫn còn nghĩa địa những người đã chết khi xây dựng công trình.

Nằm đối diện với làng chài Khe Gà ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, ngọn hải đăng được lấy theo tên của làng chài là "Khe Gà". Hiện tại ngọn hải đăng này không còn hoạt đồng vì sự sự phát triển của các thiết bị chỉ dẫn trên biển khác. Tuy nhiên, ngọn hải đăng được mệnh danh là "con mắt biển" này đã trở thành điểm du lịch, tham quan thu hút du khách của tỉnh Bình Thuận.

Tổ tiên của người dân ở ngôi làng này thuộc gốc ngũ Quảng (miền Trung). Nhận thấy vùng đất này thuận lợi cho nghề ngư nghiệp nên đã khai khẩn lập làng để sinh sống. Vùng đất này có nhiều gà rừng nên người dân đặt tên làng là Khe Gà cho dễ nhớ.

Vì trong văn bản hành chính của Pháp ghi địa danh là "Ke Ga" nên từ đó đọc thành Kê Gà. Tên gọi đấy vẫn được dùng cho đến ngày nay và trở thành tên gọi chính thức trong văn bản hành chính nhà nước.

 

Cầu vòm thép cao nhất Việt Nam: Giá gần 2000 tỷ, phải huy động cần cẩu 800 tấn từ miền Nam vào

Cây cầu thứ 6 vượt sông Đuống sắp thông xe chính là cây cầu vòm thép cao nhất Việt Nam cùng với thiết kế vô cùng độc đáo.