Tin tối 10/6:Thực hư nữ nghệ sĩ tên 59 chữ dài nhất Việt Nam;Quan hệ của Ngọc Trinh-bác sĩ nổi tiếng
Thực hư nữ nghệ sĩ gạo cội có cái tên dài nhất Việt Nam: Tận 59 chữ cái, đọc mỏi miệng mới hết
NSND Hồng Nga là nghệ sĩ cải lương gạo cội của sân khấu miền Nam từ trước và sau năm 1975. Không nghiễm nhiên Hồng Nga trở thành cái tên gây dấu ấn mạnh mẽ cho đến tận khi đã bước sang tuổi U80. Bà c lối diễn xuất đỉnh cao, hóa thân xuất sắc từ vai đào mụ, đào thương đến đào độc.
Trong một lần xuất hiện trong một vở diễn hài, NSND Hồng Nga gây chú ý khi xưng tên dài 17 từ, có đến 59 chữ cái. Đó là "Công Tần Tôn Nữ Trang Mỹ Lệ Ngọc Huyền Huỳnh Hoa Lá Liễu Bạch Mộng Hồng Nga". Cái tên này khiến cho công chúng vô cùng ấn tượng bởi nếu đây thực sự là tên thật của bà thì nó chính là cái tên dài nhất tại Việt Nam tính đến hiện tại.
Tây Du Ký 1986 không phải phim sát nguyên tác nhất, diện mạo thật của 4 thầy trò Đường Tăng gây sốc
Tây Du Ký 1986 là tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa có tác phẩm nào có tầm ảnh hưởng vượt qua nó. Phim được xây dựng dựa trên tiểu thuyết cùng tên và đã được chỉnh sửa rất nhiều để phù hợp với mọi lứa tuổi khán giả.
Thực tế, Tây Du Ký nguyên tác mang màu sắc hài hước, nhẹ nhàng, chứ không quá u tối, chỉ có những trận đánh với yêu quái mới đẫm máu mà thôi. Đặc biệt, ngoại hình của 4 thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng cũng khá khác biệt với những gì mà khán giả được xem.
Bác sĩ nổi tiếng lên tiếng nói rõ mối quan hệ với Ngọc Trinh, mong khán giả mở lòng, bao dung
Thời gian qua, mạng xã hội nhiều lần xôn xao khi khoảnh khắc thân thiết của Ngọc Trinh và một vị bác sĩ sản khoa nổi tiếng Cao Hữu Thịnh lan truyền rộng rãi, là nguồn cơn cho nhiều tin đồn tình ái mới của "nữ hoàng nội y". Đến sáng 10/6, trên trang Facebook cá nhân, bác sĩ Thịnh đã chia sẻ bài đăng nói rõ mối quan hệ với Ngọc Trinh. Nguyên văn bài đăng như sau:
Bí mật bên trong con phố ‘nghĩa địa’ độc nhất vô nhị ở VN: Người dân 'sống chung' hàng chục ngôi mộ
Hầu hết những người ở xóm Cổ Ngự, làng Cổ Liệt, nay là phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt,… đều thuộc dòng họ Bùi. Đây là một dòng họ cổ xưa, cùng với họ Nguyễn ở Giáp Tứ, họ Đặng, họ Lê ở Giáp Lục và một số họ khác, đã lập nên làng Cổ Liệt.
Theo người dân nơi đây lể lại, cách đây hàng trăm năm, có lẽ từ thời nhà Hồ (1400 - 1407), một chi nhỏ của dòng họ Bùi Phổ tại Thanh Hóa có công với đất nước và được ban đất ở Định Công - Hà Nội. Đi dọc con phố Giáp Nhị có thể dễ dàng nhìn thấy mộ của những danh nhân họ Bùi. Như mộ của Bùi Xương Trạch hiện vẫn được chăm sóc và gìn giữ cẩn thận (Bùi Xương Trạch là một vị quan nổi tiếng sống ở thời Lê Thánh Tông (Lê sơ), đã làm đến chức Tế Tửu Quốc Tử Giám, tương đương với hiệu trưởng trường đại học thời nay).
Dòng họ quyền lực, hùng mạnh nhất Trung Quốc, có vị ‘thiên cổ nhất đế’ lừng danh ai cũng biết
Bách Gia Tính cho biết, Triệu thị là dòng họ đông nhất. Lý do bởi cuốn này được viết ra vào đầu Bắc Tống, họ Triệu của Hoàng đế khai quốc Bắc Tống Triệu Khuông Dận được lấy làm tôn chỉ, liệt vào hàng đệ nhất. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, hiện tại họ không còn là họ “số 1” tại Trung Quốc.
Kết quả điều tra dân số lần thứ 6, năm 2010 ở Trung Quốc cho biết, nhân khẩu của họ Lý nước này lên đến 95 triệu người, chiếm khoảng 7,9% dân số người Hán. Họ Lý ngày càng tăng lên vì còn nhân khẩu ở hải ngoại, thực tế con số có thể vượt mốc hàng trăm triệu.
Một trong những lý do giúp họ Lý “bành trướng” được như vậy là nhờ sự phát triển của triều đại phong kiến. Lịch sử Trung Quốc ghi nhận, riêng họ Lý đã có hơn 60 vị hoàng đế, 12 vương triều. Người mang họ Lý không chỉ là hậu nhân mà còn cả những thành viên của dòng tộc đế vương này. Với việc có mặt nhiều nơi, nhân khẩu họ Lý cũng nhờ đó mà ngày càng phát triển.
Tây Du Ký 1986 không phải phim sát nguyên tác nhất, diện mạo thật của 4 thầy trò Đường Tăng gây sốc
Dựa theo nguyên tác thì diện mạo của 4 thầy trò Đường Tăng khác biệt rất nhiều so với những gì nà Tây Du Ký 1986 xây dựng lên.