Khoa học & Đời sống

Tiết lộ shock: Shark Linh bị ‘nghiện’ 1 thứ, tới năm 35 tuổi mới cai được!

Thứ khó cai nghiện nhất với người trưởng thành: Tiền lương

Là nữ doanh nhân duy nhất tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ, Shark Thái Vân Linh được cộng đồng khởi nghiệp yêu mến bởi những chia sẻ chân thành về con đường startup. Trong một chương trình giao lưu mới đây, khi được hỏi về độ tuổi đẹp để khởi nghiệp, shark Linh cho rằng người trẻ phải có kinh nghiệm trước, phải từng học hỏi trước.

"Trong thời gian đang học, tốt nhất là đi học trường nào mà người ta trả tiền cho mình học. Còn khi đi làm tốt nhất mình tìm một tổ chức có thể tuyển mình trong thời gian mình đang học", cô cho biết.

Tuy nhiên sau khi đi học, đi làm để tích lũy kinh nghiệm thì theo shark Linh lại nảy sinh ra vấn đề khác. Đó là sau một đi làm lâu khoảng vài năm thì con người sẽ bị "nghiện", một trong những thứ khó cai nhất là tiền lương.

"Bởi vì khi mình bắt đầu nhận được tiền lương hàng tháng rồi rất khó cai. Tới đó mặc dù mình muốn khởi nghiệp nhưng mình rất sợ vì hàng tháng mình quen với số tiền đó rồi", shark Linh chia sẻ từ chính kinh nghiệm bản thân mình. Theo nữ doanh nhân này, khi quyết định mình muốn khởi nghiệp và muốn tìm công việc để mình lưu lại làm vốn thì luôn phải nhớ trong đầu là "mình phải nghỉ".

"Đó là một trong những quyết định khó nhất trong sự nghiệp của Linh là lúc đó Linh đã 35 rồi, đã đi học MBA, đã đi làm rất lâu rồi, đã quen với tiền lương đó mà tới lúc đó tiền lương cũng cao thì rất khó để mình bỏ", nhà sáng lập startup RitaPhil chia sẻ.

Thời điểm đó bản thân shark Linh cũng rơi vào trạng thái băn khoăn liệu có nên hay không nên đầu tư vào ý tưởng này. Vốn là người giỏi phân tích tài chính, kinh doanh nên cô luôn nhìn ra điểm không ổn về tài chính với dự án khởi nghiệp. Tuy nhiên cô cho rằng mô hình kinh doanh nào cũng có vấn đề.

"Mình khởi nghiệp là để tìm giải pháp cho vấn đề chứ không nên nghĩ là ý tưởng này không tốt vì A, B, C mà mình khởi nghiệp vì lý do A, B, C nên khi các bạn thấy sẵn sàng rồi thì cứ bay nhảy, làm thử", shark Linh đúc rút ra từ chính kinh nghiệm khởi nghiệp của mình.

Quan điểm dám dứt bỏ tiền lương cố định mà nữ doanh nhân này chia sẻ có thể xem là một trong những ví dụ về vượt qua vòng an toàn. Nói thêm về cột mốc 35 tuổi của giám đốc vận hành quỹ Vinacapital, lúc này cô đang làm việc tại 1 công ty tài chính tại New York, công việc rất ổn, công ty cũng ổn, tiền lương rất tốt nhưng lúc đó shark Linh chợt nhận thấy 1/3 cuộc đời mình đã trôi qua.

"Mình nên là cái gì đó mới. Nếu mình chỉ luôn theo số tiền thì không còn ý nghĩa gì nữa. Lúc đó Linh nghĩ cá nhân và sự nghiệp mình muốn cái gì", cô nhớ lại.

Theo đó cô nhận ra mình muốn làm qua đầu tư mạo hiểm, bởi trước đó từng làm startup và rồi làm tài chính nên muốn kết hợp hai điều này. Cũng lúc này Thái Vân Linh muốn qua nước khác ngoài Mỹ sống và chọn quay về quê hương là Việt Nam. 

Nhờ 1 người bạn từng học chung lúc đó đang làm tại một tập đoàn tài chính tại Việt Nam, shark Linh tình cờ biết họ đang tuyển 1 giám đốc đầu tư cho 1 quỹ đầu tư mạo hiểm. Cô nhận thấy đây là cơ hội cần phải nắm lấy nó và sau này trở thành giám đốc vận hành và chiến lược quỹ Vinacapital. Khi về Việt Nam, cô còn là người sáng lập dự án thời trang thiết kế RitaPhil.

Làm sao để vượt qua vùng an toàn?

Thay đổi vốn là thứ khó chấp nhận đối với hầu hết mọi người. Thử nghĩ xem bạn đang có một công việc mơ ước, đồng nghiệp thân thiện, sếp giúp đỡ bạn nhiệt tình nhưng có một cơ hội mới mẻ mở ra, liệu bạn có sẵn sàng từ bỏ để khởi nghiệp? Các nghiên cứu chỉ ra rằng đây là tâm lý thường gặp được gọi là vùng thoải mái và hiếm người muốn ra khỏi nó.

Nhiều chuyên gia huấn luyện trên thế giới cho rằng để đối phó với sự căng thẳng, khó chịu ngoài vùng thoải mái, từ đó giúp bạn đạt được thành công, tiến xa hơn và nhanh hơn bạn cần làm những điều sau:

Làm sạch đầu óc của bạn

Mỗi lần bạn thử một điều gì đó mới và khác lạ, thường có một tiếng nói chống đối lớn bên trong thâm tâm. Cách duy nhất để làm cho nội tâm bạn yên tĩnh là xóa hết mọi tiếng ồn xung quanh và từ bên trong. Hãy tập thiền định hoặc cầu nguyện, đây là con đường dài dẫn tới khoảng không gian yên tĩnh và giúp bạn bình tâm để cả đầu óc và tâm hồn sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu sắp tới.

Viết về hành trình 

Khi bạn cảm thấy không thoải mái, bạn cần để một nơi để giải tỏa sự căng thẳng. Viết về hành trình bạn đang đi là một cách tuyệt vời để thể hiện cảm xúc và giảm áp lực. Nó cũng giúp cho việc tổ chức những suy nghĩ và cảm xúc của bạn rõ ràng hơn, từ đó bạn có thể nhận được một bức tranh sáng sủa về con đường phía trước.

Tự thưởng cho bản thân

Nếu bạn đang tự đặt mình tiến một chút về phía địa ngục bạn chắc chắn đáng được hưởng một chút ánh nắng của thiên đường, đây cũng là một điều tốt. Hãy tự thưởng cho mình một vài thứ tốt đẹp. Đó có thể là thưởng thức trong một nhà hàng sang trọng một lần mỗi năm. Bạn đang chấp nhận rủi ro và làm việc chăm chỉ. Hãy tự cho mình thấy bạn đánh giá cao bản thân trong việc để mọi chuyện xảy ra.

Chia sẻ hành trình

Một trong những thách thức là những vấn đề của bạn và việc bạn đang đi một mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải cảm thấy cô đơn trong quá trình rèn luyện. Những người bạn thân nhất hoặc một huấn luyện viên tuyệt vời là những người có thể tham gia vào quá trình này. Hãy để họ có thể hỗ trợ bạn và bạn được giải trí trong các cuộc đấu tranh và cả thành công cuối cùng của bạn.

Tạo những khoảng thời gian dễ dàng

Khi bạn đang thúc đẩy để có một bước đột phá, tất cả mọi thứ có thể rất khó khăn. Hãy chắc chắn rằng bạn thiết lập thời gian dành cho các nhiệm vụ đơn giản mà bạn đã từng thành thạo trước đó. Điều này sẽ xây dựng lại sự tự tin của bạn và nhắc nhở rằng bạn đã từng vượt qua được những khó khăn trước đây.

Đón lấy khó khăn

Nếu bạn chỉ nhúng một ngón chân vào vùng nguy hiểm, khó có thể nhận ra thực sự điều gì đang xảy ra. Hãy nhảy cả người của bạn vào quá trình khó khăn này. Khi nhấn chìm hoàn toàn vào một môi trường không thoải mái có thể gây ra căng thẳng hơn, nhưng ít nhất bạn sẽ nhận được toàn bộ kinh nghiệm dịch chuyển và tiến nhanh hơn về phía thành công.

Theo Trí thức trẻ, Cafebiz

 

Nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam, có lẽ Apple đã phá sản từ lâu, còn chúng ta vẫn đang xài Nokia "cục gạch"!

(Techz.vn) Gọi vốn trên Shark Tank không phải cách huy động vốn duy nhất và chưa chắc là phương án tối ưu cho doanh nghiệp của bạn. Giả sử thế này nhé, nếu Steve Jobs gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam vào thời điểm năm 1997 - khi ông mới trở về công ty cũ và Apple đang trên bờ vực phá sản, bạn nghĩ Steve Jobs có gọi vốn thành công trước các cá mập chắc cú như Shark Phú, Shark Việt, Shark Linh…?