Tin tức công nghệ

Thực hư về thông tin sóng 5G có thể gây ung thư

Tại Đại hội Thế giới Di động hồi đầu tháng 2 vừa qua, công nghệ 5G đã giới thiệu rộng rãi. Công nghệ này sẽ nhanh chóng được thiết lập và trở thành công cụ tiêu chuẩn trên điện thoại cũng như các thiết bị kết nối mạng khác.

Những tin đồn cũng như thông tin sai lệch đã kịp xuất hiện. Một trong những tin đồn được lan truyền là nghi vấn mạng 5G có thể gây ung thư cho con người, giết chết chim hoặc thậm chí là cả hai.

Tin đồn về việc sóng 5G có thể làm chết Chim

Vào 2018, Tại Hà Lan xuất hiện tuyên bố cho rằng một số lượng lớn Chim đã chết hàng loạt 

sau khi thử nghiệm mạng 5G. Trang Snopes đã xác định thông tin này là không chính xác. Cụ thể, hiện tượng chim chết hàng loạt có vẻ là nhưng không phải là hiếm, hơn nữa vụ việc này đã diễn ra tận vài tháng sau khi thử nghiệm 5G và thậm chí không xảy ra ở cùng một địa điểm.

Mạng 5G có thực sự gây ung thư?

Trên thực tế mối liên hệ giữa sử dụng điện thoại di động và ung thư phức tạp hơn chúng ta tưởng.

Những người khẳng định mối liên kết  giữa điện thoại di động và ung thư thường trích dẫn một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi Chương trình Chất độc quốc gia (NTP) - một bộ phận của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. 

Theo kết quả ban đầu của nghiên cứu này khi được hoàn thiện vào cuối năm 2018, các nhà nghiên cứu đã cho hơn 7.000 con chuột với bức xạ tần số vô tuyến (RFR) phát ra từ điện thoại di động trong suốt nhiều năm. Cuối cùng, các nhà khoa học đã đó phân tích tác động của loại tần số này lên động vật.

Điều quan trọng là đội ngũ nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng của dấu hiệu gây ung thư dựa trên 4 mức độ: bằng chứng rõ ràng (cao nhất), một số bằng chứng, bằng chứng không rõ ràng, không có bằng chứng (thấp nhất).

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng về các khối u ác tính (ung thư) trong tim cũng như một số bằng chứng về các khối u ác tính trong não và một số bằng chứng về sự pha trộn giữa các khối u lành tính và ác tính ở tuyến thượng thận của chuột đực. 

Tuy nhiên, vẫn không rõ liệu các khối u quan sát được trong các nghiên cứu có liên quan đến RFR được sử dụng bởi điện thoại di động hay không. Đây còn được gọi là bằng chứng không rõ ràng.

Các nghiên cứu của dự án này cho nhiều loại động tiếp xúc với tần số RFR trong vòng hai năm. Điều này nghe có vẻ khá nguy hiểm đồng thời cũng là lời cảnh báo cho con người.

Mặc dù loài chuột có nhiều điểm tương đồng sinh học với con người, tuy nhiên cách phản ứng  với thuốc và điều kiện môi trường lại không giống nhau. Hơn nữa, những con chuột thí nghiệm bị nhốt trong một căn phòng nhỏ và tiếp xúc với RFR trong 9 giờ mỗi ngày - thời gian không biểu thị đúng về trải nghiệm trung bình của con người.

7.000 con chuột đã được đặt trong môi trường bức xạ tần số vô tuyến (RFR) phát ra từ điện thoại di động 

Điều đáng nói là nghiên cứu này được lên kế hoạch vào cuối những năm 1990, khi 2G là công nghệ mạng điện thoại di động tiêu chuẩn và 3G chỉ mới xuất hiện. Mặc dù các công nghệ 4G và 4G-LTE hiện có cũng sử dụng RFR nhưng lại điều chỉnh các tín hiệu khác nhau. 

Vì vậy, một phát ngôn viên của  trang NTP đã khẳng định những kết quả nghiên cứu này không nhắc đến sự ảnh hưởng đến sức khỏe của 4G hoặc 4G-LTE và thậm chí có càng ít thông tin hơn về tác động của 5G.

NTP chỉ nghiên cứu công nghệ của 2G và 3G. Các mạng truyền thông không dây hiện tại như 4G vẫn sử dụng công nghệ 2G và 3G để gọi thoại và nhắn tin. Mạng 4G, 4G-LTE và 5G được phát triển để hỗ trợ nhu cầu dữ liệu tăng lên như truyền phát video hoặc tải xuống email ngay lập tức với tệp đính kèm.

5G

Tốc độ vượt trội của 5G

Ở nhiều trường hợp, thông tin về sự tác động công nghệ đối với sức khỏe con người là không rõ ràng và chưa thể đưa đến kết luận.

Vì vậy mọi người không thể biết rõ ràng khi nào hay bằng cách nào sẽ có nghiên cứu đáng tin cậy về tác động của 5G đối với sức khỏe con người.

Háo hức chờ 5G, nhưng liệu mạng 5G có làm điện thoại ngốn pin hơn mạng 4G LTE?

(Techz.vn) Liệu bạn có cần đánh đổi thời lượng pin để lấy tốc độ mạng nhanh như 5G?