Khoa học & Đời sống

Thực hư chuyện nhà hàng cho tôm hùm...hít cần sa trước khi chế biến

Một nhà hàng hải sản có tên Charlotte’s Legendary Lobster Pound tại thị trấn Southwest Harbor ở Maine, Mỹ, đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận những ngày gần đây, khi thử nghiệm cho tôm hùm hít khói cần sa trước lúc chế biến.

Theo lời của chủ sở hữu nhà hàng, đó là một cái chết "nhân đạo". Được biết, người chủ này có giấy phép sử dụng cần sa y tế của bang Maine, Mỹ.

Theo lời người chủ nhà hàng, con tôm hùm đầu tiên với tên gọi Roscoe được đưa ra làm thí nghiệm. Nó được để trong chiếc hộp và người tha bơm khói cần sa vào hộp. Nhận định ban đầu cho biết, con tôm ít hung dữ hơn sau 3 tuần. Nó không tấn công những con tôm khác.

Thí nghiệm tôm hùm hít cần sa trước khi chế biến gây tranh cãi

Từ lâu, các nhà khoa học và những đầu bếp vẫn cân nhắc với câu hỏi, liệu tôm hùm có cảm thấy bị đau đớn hay không. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng, loài động vật giáp xác này phản ứng với các kích thích gây đau. Nhưng chưa có kết luận chỉ ra, liệu cần sa có tác dụng giảm đau với tôm hùm hay không.

Theo một số ý kiến từ chuyên gia, các đầu bếp có thể chọn cách nhân đạo hơn giúp tôm hùm giảm đau. Đó là đặt chúng vào nước lạnh để vô hiệu hóa các giác quan.

Thí nghiệm của chủ nhà hàng cũng nhận những ý kiến chỉ trích. Có người cho rằng, nếu quan tâm đến việc tôm hùm bị đau đớn khi luộc sống, tại sao người chủ lại mở nhà hàng tôm hùm?

Một số quốc gia trên thế giới đã chính thức ban hành luật cấm chế biến tôm hùm khi chúng còn sống

Tại một số quốc gia, chế biến tôm hùm cần tuân thủ luật nghiêm ngặt. Ở New Zealand cũng như thành phố Reggio Emilia, Italia, việc luộc chín tôm hùm khi chúng còn sống được coi là hành vi bất hợp pháp.

Tương tự, mới đây nhất, Thụy Sỹ cũng thông qua đạo luật yêu cầu đầu bếp phải làm tôm hùm bất tỉnh như gây sốc điện, phá hủy não trước khi chế biến. Lệnh cấm của chính phủ Thụy Sỹ cũng yêu cầu không thả tôm hùm sống vào nước sôi.

Theo: Dân Trí 

 

'Bể cá thần' 10 tỷ của anh nông dân Hưng Yên

(Techz.vn) "Bể cá thần" kỳ diệu này rộng vỏn vẹn 100 m2 nhưng có thể nuôi được lượng cá gấp 20 lần so với ao thường, giúp tiết kiệm diện tích và nước nuôi cá. Điều quan trọng là "bể cá thần" này giúp nhà nông lãi đậm. Đây là mô hình nuôi cá “sông trong ao” được anh Lưu Văn Dũng, thôn Quang Xá, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) áp dụng thành công, cho doanh thu gần chục tỷ đồng mỗi năm.