Thủ thuật công nghệ

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web

id="post_message_15797048">
Firefox là một trình duyệt phổ biến. Điểm yếu mà người dùng thường phàn nàn ở trình duyệt này đó là nó khá chậm, nhất là sau một thời gian lướt web thì máy trở nên ì ạch, đôi khi không thể tiếp tục sử dụng Firefox nữa mà phải đóng thoát và sau đó khởi động lại. Việc nâng cấp nhiều phiên bản mới dường như không giải quyết triệt để được vấn đề hao tốn quá nhiều bộ nhớ của Firefox. Nếu bạn vẫn phải dùng Firefox vì một lí do (ví dụ như không có add-on nào đó mà bạn thường dùng cho công việc, đã quen với Firefox, trang web nào đó không chạy với trình duyệt khác ngoài Firefox, hay đơn giản chỉ là yêu thích "Cáo lửa") thì hãy tham khảo bài viết này. Một số phương pháp tốt để Firefox hoạt động nhẹ nhàng hơn sẽ được đề cập, giúp bạn không còn cảm thấy khó chịu khi dùng Firefox nữa.

Memory Restart

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web

Đây là một add-on mà mình cảm thấy rất hữu ích. Bạn có thể đặt một hạn mức sử dụng RAM nào đó, và khi Firefox đạt đến giới hạn RAM này, nút Memory Restart nằm giữa thanh địa chỉ và thanh tìm kiếm sẽ chuyển sang màu đỏ. Chỉ cần nhấn vào một lần là trình duyệt sẽ tự khởi động, đồng thời tải lại tất cả các tab hay cửa sổ mà bạn đang mở. Như vậy, chúng ta không phải mở lại các đường dẫn thủ công, mà trình duyệt hoạt động nhanh hơn, mượt mà hơn nữa. Để biết Firefox đang dùng bao nhiêu RAM trong máy, bạn rê chuột lên trên nút Memory Restart. Một dòng thông báo nhỏ sẽ xuất hiện ngay dưới con trỏ chuột.

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web

Để có thể thiết lập mức dùng RAM, bạn vào menu Tools > Extensions > Memory Restart Preferences. Nhập dung lượng vào ô "Firefox memory threshold" (đơn vị là Megabyte, không phải là Mb như ghi chú của lập trình viên). Mặc định thì Memory Restart sẽ cảnh báo thông qua việc đổi màu nút sang đỏ, nhưng nếu muốn, bạn có thể chọn vào ô "Restart Firefox automatically" để Memory Restart tự khởi động lại Firefox. Tất nhiên là nó sẽ hỏi bạn trước để đề phòng việc bạn bị mất dữ liệu. Việc đặt hạn mức như thế nào cho hợp lí còn tùy vào mức độ sử dụng và bạn có bao nhiêu GB RAM trên máy tính, nhưng thường thì khi vượt trên con số 500MB là ứng dụng bắt đầu chậm chạp. Tốt nhất ta nên đặt hạn mức vào khoảng 500-800MB là hợp lí.

Flash Block

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web

Đây là tính năng mình rất thích trong việc giữ cho Firefox hoạt động mượt mà. Flash Block sẽ chặn tất cả nội dung Flash, trên tất cả các web mà bạn mở ra. Những khu vực nào có nội dung Flash thì sẽ có chữ F, nếu muốn phát nội dung đó, bạn chỉ cần nhấp chuột trái lên là xong. Flash tốn rất nhiều bộ nhớ, nhất là khi bạn truy cập vào một số web thì quảng cáo bằng Flash tràn ngập cả trang.

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web

Nếu bạn có nhiều nội dung Flash muốn kích hoạt cho một trang nào đó, hãy nhấp phím phải chuột vào một khung Flash bất kì, chọn "Allow Flash from this site". Tùy chọn này thông minh ở chỗ nó sẽ không chặn mọi nội dung Flash có nguồn từ trang này (chứ không chỉ áp dụng cho bản thân website). Ví dụ, bạn bỏ chặn cho video trên trang Youtube.com, thì tất cả các video Youtube nhúng trong những web khác sẽ không bị chặn nữa.

AutoClose Tabs

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web

Add-on này sẽ đếm thời gian tồn tại của tab, và sau một thời gian nào đó (chúng ta tự thiết lập) không dùng tới, một tab sẽ được cho là đã "già" (old). Khi tab nào trở nên "già", màu chữ của tab sẽ mờ đi để cảnh báo cho bạn biết, và sau một khoảng thời gian nào đó nữa thì tab đó sẽ tự động đóng. Nếu một tab đã "già" mà bạn click vào để thao tác tiếp tục thì tiêu đề của thẻ sẽ tự động chuyển lại màu đen như bình thường. AutoClose Tabs hữu ích cho chúng ta vì ta không phải nhớ tab nào chưa đóng, tab nào còn chiếm bộ nhớ,... mà chỉ cần tập trung vào làm việc mà thôi.

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web

Để đặt thời gian "già" cho một tab, bạn vào Tools > Extensions > AutoClose Tabs Preferences. Trong hộp thoại hiện ra, nhập thời gian (tính theo phút) kể từ khi bạn không dùng tab đến khi tab chuyển màu bằng cách nhập vào ô đầu tiên. Ô thứ hai cũng để nhập số phút kể từ lúc tab đổi màu cho đến lúc add-on này tự đóng tab. Xong rồi nhấn dấu chéo để đóng cửa sổ lại, hai thiết lập kể trên sẽ được tự động lưu lại cho bạn. Việc định thời gian như thế nào là tùy vào sở thích và thói quen lướt web của bạn.

Lỗi do thư viện places.sqlite

Kể từ phiên bản thứ ba trở đi, Firefox chứa bookmark và lịch sử trình duyệt trong một tập tin có tên là places.sqlite. Nếu tập tin này bị khóa hoặc bị hỏng, Firefox sẽ bị nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có việc trình duyệt bị đứng sau 5 đến 10 phút hoạt động rồi đột ngột quay trở lại trạng thái bình thường. Một triệu chứng khác thường thấy đó là Firefox hay bị tình trạng "Not responding". Firefox sẽ hiện dòng thông báo "The bookmarks and history system will not be functional because one of Firefox's files is in use by another application. Some security software can cause this problem." để báo cho bạn biết rằng nó đang gặp vấn đề với tập tin places.sqlite.

Nếu bị như thế này, trước hết bạn hãy thử đóng hoàn toàn ứng dụng. Với người dùng Windows, bạn có thể vào File > Exit. Với Mac OS, chọn vào Firefox (gần biểu tượng quả táo trên thanh menu) > Quit. Với Linux thì chọn File > Quit. Một tùy chọn khác tốn công hơn đó là khởi động lại máy.

Nếu vẫn bị tình trạng đứng máy, bạn hãy dùng công cụ Places Maintanance của Mozilla. Sau khi cài đặt add-on này, bạn vào menu Tools > Extensions > Places Maintanance Preferences. Trong hộp thoại mở ra, chọn vào ô "Expire" rồi nhấn nút "Execute". Sau khi add-on đã chạy xong, bạn khởi động lại Firefox để hoàn tất công việc.

[Thủ thuật] Giữ cho Firefox không bị chậm khi duyệt web