Khám phá mới

Thánh địa cổ nhất Việt Nam, là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và những bí ẩn chưa có lời giải

Nằm ở khu vực xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, chỉ cách Đà Nẵng 70km và Hội An 40km là khu vực Thánh địa Mỹ Sơn. Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa xưa. Nó tọa lạc trong một thung lũng đường kính khoảng 2km, đồi núi bao quanh.

thanh-dia-my-son-8

thanh-dia-my-son-1

Tương truyền, mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều sẽ đến khu vực Mỹ Sơn này để làm lễ thánh tẩy, cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Nhiều khả năng Mỹ Sơn được xây từ thế kỷ IV và bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ trong nhiều thế kỷ. Nơi đây dần trở thành khu di tích chính của văn hóa Champa tại Việt Nam.

thanh-dia-my-son-2

Năm 1885, một toán lính Pháp đã vô tình phát hiện ra Thánh địa Mỹ Sơn. 10 năm sau, giới khảo cổ bắt đầu vào cuộc khám phá, tìm hiểu bí mật ở đây. Năm 1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

thanh-dia-my-son-3

Trong quá trình khai quật, tìm hiểu, tháng 4/2007, các chuyên gia đã tìm thấy 10 tai trang trí góc tháp có khắc chữ Trần phía trên. Tại sao ở một công trình đền tháp Champa lại có ký tự Hán? Có ý kiến cho rằng từ thế kỷ 13 đã có người Việt ở vùng đất này, tham gia xây dựng nhóm tháp G.

Hay việc phát hiện mukhalinga (linga chạm mặt người) vào 11/2012 ở nhóm tháp F cũng gây xôn xao. Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho rằng đây là chuyện rất đáng ngạc nhiên và là lần đầu thấy ở Thánh địa Mỹ Sơn.

thanh-dia-my-son-4

thanh-dia-my-son-6

Tiến sĩ Ngô Văn Doanh – Viện Nghiên cứ Đông Nam Á thì đánh giá: “Đây là linga độc đáo nhất, lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Đông Nam Á”.

Cho đến nay, trải qua hơn 100 năm được phát hiện nhưng Thánh địa Mỹ Sơn vẫn đang gây tranh cãi trong giới khoa học. Dưới lòng đất của nó có thể còn nhiều bí ẩn mà còn lâu chúng ta mới khám phá nổi.

thanh-dia-my-son-7

thanh-dia-my-son-5

Tiến sĩ Lê Đình Phụng – Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định: “Chắc chắn đã từng có một Mỹ Sơn cổ trong lòng đất và là cội nguồn của các công trình kiến trúc còn hiện diện đến ngày nay”.

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO ở Hà Nội cũng từng đưa ra lời cảnh báo giới nghiên cứu, khảo cổ học phải cẩn trọng khi triển khai bất cứ can thiệp nào vào Mỹ Sơn.

 

Không phải Hà Nội, đây mới là nơi khai mở nền văn minh Đại Việt, người bản địa cũng chưa chắc biết

Xuyên suốt lịch sử nước ta, tỉnh thành này có vai trò rất quan trọng, nổi bật khi được biết đến là vùng đất văn hiến lâu đời. Nơi đây được công nhận là nơi khai mở nền văn minh Đại Việt.