Tàu lặn ngắm Titanic mất tích: Vén màn độ sâu kinh hãi khi gặp nạn, tình thế 'ngàn cân treo sợi tóc'
Mới đây, vào ngày 18/6, con tàu mang tên Titan chở theo 5 người lặn xuống đáy Đại Tây Dương để tham quan xác tàu Titanic đã bị mất tích.
Theo đó, tàu lặn này đã mất liên lạc và đội cứu hộ đang vô cùng gấp rút tìm kiếm.
Được biết con tàu này đã mất liên lạc vào sáng chủ nhật vừa rồi sau 1 giờ 45 phút di chuyển xuống độ sâu 13.000 feet (gần 4000 mét).
Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, con tàu Titan có thời gian hỗ trợ sự sống từ 70 đến 96 giờ, điều đó có nghĩa là lượng oxy có thể còn lại trên tàu chưa đến một ngày.
Theo đó, xác tàu Titanic nằm khoảng 12.500 feet (3810m) dưới mực nước biển.
Để dễ tưởng tượng về độ sâu khủng khiếp nơi xác tàu Titanic đang nằm thì điểm lặn sâu nhất mà 1 con người từng đạt được là 1.090 feet (332,35 mét) - 1 kỷ lục được xác nhận vào năm 2022. Trong khi đó, tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa nếu chìm xuống đại dương thì sẽ sâu 2.717 feet (828 mét) và vẫn còn khoảng 9.700 feet (2.95656) nữa mới đến được xác tàu Titanic.
Hãy nhìn những hình ảnh dưới đây để thấy rõ độ sâu của tàu lặn ngắm xác tàu Titanic trước khi mất tích.
Xác tàu Titanic nằm ở khơi bờ biển Canada, con tàu này đã chìm sâu 3.810m dưới đại - 1 độ sâu mà ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua và chỉ khi sử dụng những thiết bị chuyên dụng mới có thể tiếp cận được.
Đơn vị cung cấp tour tham quan xác tàu Titanic - OceanGate Expeditions cho hay họ đang tìm mọi cách để cứu sống những hành khách của mình. Canada cũng đã đưa nhiều tàu, máy bay đến khu vực tìm kiếm nhưng vẫn chưa thể tìm thấy dấu vết của Titan. Nhiều giả thuyết được đưa ra xung quay nguyên nhân khiến tàu Titan mất tích như: Vướng vào các mảnh vỡ của Titanic, muốn nguồn điện, hệ thống liên lạc gặp vấn đề!
Đến thời điểm hiện tại, đội tìm kiếm vẫn chưa nhận bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào từ con tàu bị mất tích điều này lại dẫn đến nghi vấn về việc thân tàu bị hư hại khiến nước tràn vào trong khoang. Alistair Greig, giáo sư kỹ thuật hàng hải tại Đại học UCL, Anh cho hay: "Nếu Titan chìm xuống đáy biển và không thể tự nổi lên mặt nước, các lựa chọn có thể thực hiện rất hạn chế". "Tàu lặn có thể vẫn còn nguyên vẹn, nhưng nếu nó nằm ngoài thềm lục địa, rất ít phương tiện có thể tiếp cận độ sâu đó và chắc chắn thợ lặn là bất khả thi".
Siêu đập Tam Hiệp làm trái đất quay chậm vẫn phải thua 1 điều trước 'quái vật sinh cùng mẹ' này!
Trung Quốc không chỉ sở hữu đập thủy đập lớn nhất hành tinh - Tam Hiệp mà còn rất nhiều công trình thủy điện thuộc vào hàng 'quái vật'.