Tam Quốc: Tào Tháo đường đường vua nước Ngụy, cả đời theo đuổi 5 người đều nhận kết cục khó tin
Tào Tháo không chỉ nổi tiếng bởi sự đa nghi khó ai sánh bằng, mà còn là người cực kì trọng nhân tài. Vua nước Ngụy chọn người tài chỉ xem tài năng, không cần đạo đức nên đã nắm trong tay một lượng lớn nhân tài hùng hậu. Thế nhưng, không nhiều người biết rằng ông cả đời "theo đuổi" 5 nhân tài này, những kết cục lại chẳng sở hữu được ai.
Triệu Vân
Tận mắt thấy được sức mạnh của Triệu Vân khi một mình một ngựa xông vào đại doanh Tào Tháo, giết chết gần 50 tướng lĩnh quân Tào trong trận Trường Bản, Tào Tháo phải thốt lên: "Chân hổ tướng dã, ngộ đương sinh trí chi!"(Không hổ danh là hổ tướng, ta sẽ tha mạng cho!).
Tào Tháo ngưỡng mộ và quý mến Triệu Vân đến mức muốn "tặng" lại mạng sống cho Triệu Vân. Về sau, Tào Tháo gặp lại Triệu Vân ở Hán Trung, và lại là một lần Triệu Vân xung trận, giết chết không biết bao nhiêu quân Tào. Đáng tiếc, Triệu Vân luôn một lòng đi theo Lưu Bị.
Quan Vũ
Sau trận Hạ Bì, Tào Tháo có được Quan Vũ và đối đãi với vị tướng này rất đặc biệt. Tương truyền cứ ba ngày một bữa tiệc nhỏ, năm ngày một bữa tiệc lớn, lên ngựa nhắc tới vàng, xuống ngựa nhắc tới bạc dù quân khố khi đó rất eo hẹp mà Tào Tháo cả đời đều rất đơn giản, tiết kiệm.
Với những đãi ngộ có một không hai này, có thể thấy được sự yêu mến hết mực mà Tào Tháo dành cho Quan Vũ. Thế nhưng, trong lòng Quan Vũ từ đầu tới cuối chỉ có một mình anh cả Lưu Bị.
Mã Siêu
Mã Siêu - một trong những thống soái đội quân Tây Lương tinh nhuệ nhất thời kì Tam Quốc là người có thể đấu với Hứa Chử, công thần khai quốc nhà Tào Ngụy tới những 300 hồi. Đây là một chuyện mà không mấy ai có thể làm được, tuy nhiên, thứ mà Tào Tháo xem trọng nhất ở Mã Siêu đó là sự trẻ trung. Bởi, những tướng lĩnh bên cạnh Tào Tháo đều đã già cả, những tướng mới cũng không đủ để lấp đầy được chỗ trống nhân tài của Ngụy quốc. Mã Siêu vừa trẻ tuổi vừa tài năng, võ công cao cường, đây là hai tố chất mà Tào Tháo rất cần. Bản thân Tào Tháo cũng đã từng bị Mã Siêu đánh đến bỏ cả áo giáp nên ông đánh giá rất cao khả năng thống lĩnh và sức chiến đấu của Mã Siêu. Tiếc rằng, Mã Siêu cuối cùng lại lựa chọn về với Lưu Bị.
Thư Thụ
Đệ nhất mưu sĩ dưới trướng Viên Thiệu (Đường Phong có phần thiên về nội chính) Thư Thụ từng vạch ra cho Viên Thiệu kế sách mưu định thiên hạ, trước tiên thống nhất Hà Bắc, sau đó dựa vào thế lực quân sự lớn mạnh quyết đấu với Tào Tháo (dẫu sao thì khi đó thế lực Tào Tháo vẫn còn nhỏ), sau khi thống nhất phương Bắc, công đánh Ích Châu, sau đó, thuận thế thu hồi Kinh Châu và Giang Đông, hoàn thành mục tiêu thống nhất thiên hạ.
Đáng tiếc, Viên Thiệu chỉ nghe phần trước của kế hoạch, thống nhất Hà Bắc, sau đó nghe lời của Thư Thụ nữa. Sau này, Viên Thiệu thất bại thảm hại, lại còn để tuột mất Nhan Văn, Trương Cáp, Điền Phong và Thư Thụ. Tào Tháo sau khi bắt được Thư Thụ đã rất hi vọng ông đầu hàng, nhưng Thư Thụ lại ăn cắp ngựa định quay trở về phương Bắc nên Tào Tháo đã giết luôn Thư Thụ.
Lã Bố
Đệ nhất võ tướng thời Tam Quốc Lã Bố là người Tào Tháo vô cùng yêu thích. Vua Ngụy hết mực bao dung, ông chấp nhận được khuyết điểm của người tài, còn Lã Bố lại là đệ nhất võ tướng, dẫn binh đánh trận khỏi cần nói cũng biết lợi hại ra sao, thậm chí còn từng đánh cho Tào Tháo thừa sống thiếu chết.
Ngày mà Lã Bố muốn xin Tào Tháo đầu hàng, Tào Tháo đã phân vân, lưỡng lực rất lâu, ông thậm chí còn hỏi ý kiến của Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị khuyên Tào Tháo nên giết Lã Bố vì ông là người vong ân bội nghĩa, từng trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác. Tào Tháo nghe theo, liền sai quân sĩ mang Lã Bố xuống lầu thắt cổ giết chết ông, khi ấy Lã Bố 40 tuổi.
Tây Du Ký 1986: Kĩ xảo tạo khói 'có một không hai' lừa khán giả suốt 34 năm
(Techz.vn) Dân gian có câu: "Cái khó ló cái khôn" quả thực rất đúng với Tây Du Ký 1986. Chính những khó khăn trong quá trình làm phim đã khiến nhà sản xuất nghĩ ra những kĩ xảo bá đạo đến không ngờ, lừa khán giả suốt 34 năm qua.