Khám phá mới

Tại sao mẹ Đường Tăng thù lao “khủng” nhất "Tây du ký" lại từ chối đóng "Hồng lâu mộng"?

Tây du ký 1986 và Hồng lâu mộng 1987 là hai trong số bốn tác phẩm kinh điển của điện ảnh Trung Quốc. Ít ai biết rằng, một nữ diễn viên đóng vai phụ Tây du ký từng đi casting và được nhắm một vai trong Hồng lâu mộng. Người đẹp này chính là diễn viên Mã Lan.

Vi-sao-me-duong-tang-cat-xe-khung-tay-du-ky-lai-tu-choi-dong-hong-lau-mong-3
Mã Lan đảm nhận vai Ân tiểu thư, mẹ Đường Tăng và chỉ xuất hiện 3 phút trên màn 

Trong Tây du ký, Mã Lan đảm nhận vai Ân Ôn Kiều - mẹ ruột của Đường Tăng. Dù chỉ xuất hiện 3 phút, song Mã Lan gây được ấn tượng mạnh với khán giả. Nhan sắc, thần thái và khí chất của mỹ nhân sinh năm 1962 được khán giả đánh giá cao.

Nhan sắc mẹ Đường Tăng được ví tựa như tiên nữ giáng trần: Khuôn mặt đẹp như trăng rằm, đôi mắt tựa sóng nước mùa thu, khuôn miệng nhỏ như trái anh đào. Thậm chí vẻ đẹp Ân Ôn Kiều còn được tờ Toutiao so sánh với mỹ từ để chỉ nhan sắc của tứ đại mỹ nhân Trung Quốc là Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi: "trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa".

Me-duong-Tang-xuat-hien-3-phut-nhung-thu-lao-cao-nhat-tu-choi-dong-ma-lan-2-1583937777-width660height520
Mỹ nhân họ Mã gây ấn tượng với nhan sắc diễm lệ.

Vai diễn của Mã Lan xuất hiện ngắn ngủi trong 3 phút. Trong ngày tung cầu kén rể, Ân tiểu thư phải lòng tân khoa trạng nguyên Trần Quang Nhụy liền trao cầu cho chàng. Trần Quang Nhụy và Ân tiểu thư kết duyên được 100 ngày thì đi hưởng trăng mật trên sông. Giữa đường, Trần Quang Nhụy bị tên lái đò giết hại, Ân tiểu thư nhẫn nhục sinh con là Đường Tam Tạng.

Ban đầu, Mã Lan từ chối đóng vai mẹ Đường Tăng vì vướng lịch trình. Tuy nhiên, cố đạo diễn Dương Khiết lại mong muốn cô đảm nhận vai diễn này. Thậm chí để thuận tiện cho lịch trình làm việc của Mã Lan, nữ đạo diễn chấp nhận thuê hẳn máy bay đến tận Bắc Kinh để đón cô tới Vân Nam đóng phim rồi đưa cô về ngay trong ngày. Không chỉ được đưa đón bằng máy bay riêng, Mã Lan còn nhận cát-xê “khủng” nhất đoàn thời diểm đó.

Me-duong-Tang-xuat-hien-3-phut-nhung-thu-lao-cao-nhat-tu-choi-dong-ma-lan-1-1583937905-width660height404
Để nhận được cái gật đầu của Mã Lan, cố đạo diễn Dương Khiết không ngại thuê máy bay riêng chở cô đi về trong ngày.

Theo Toutiao, cố đạo diễn họ Dương từng tuyên bố: "Tôi sẽ không quay Tây du ký nếu Mã Lan không đóng phim". Qua câu nói này có thể thấy, nữ diễn viên họ Mã có vị trí vô cùng quan trọng trong đoàn phim. Có lẽ cô là người mở màn cho bộ phim cùng là người để lại dấu ấn quan trọng cho người xem.

Cùng năm đó, đoàn phim Hồng lâu mộng tổ chức tuyển chọn casting diễn viên trong cả nước. Các diễn viên Hoàng Mai Hí (một loại hình kịch truyền thống của Trung Quốc) là điểm "nhắm" tới đầu tiên của đoàn phim Hồng lâu mộng.

Vi-sao-me-duong-tang-cat-xe-khung-tay-du-ky-lai-tu-choi-dong-hong-lau-mong-2
Viên Mai (ngoài cùng bên trái) là người được chọn đóng "Hồng lâu mộng". Ngoài Viên Mai, Mã Lan và Ngô Á Hinh cũng được đoàn làm phim "nhắm" tới.

Khi đó, Mã Lan vẫn hoạt động tại đoàn kịch Hoàng Mai hí ở tỉnh An Huy. Cùng với Mã Lan, hai diễn viên được đoàn phim Hồng lâu mộng chọn là Viên Mai và Ngô Á Linh. Sau cùng, người được chọn là Viên Mai. Cô đảm nhận vai đại a hoàn của Giả Bảo Ngọc.

Theo Toutiao, Mã Lan khi đó rất muốn gia nhập đoàn Hồng lâu mộng. Tuy nhiến, khi biết lịch trình quay phim lâu dài, cô đứng giữa sự lựa chọn hoặc chọn đóng Hồng lâu mộng hoặc ở lại đoàn kịch Hoàng Mai. Không giống như Tây du ký, người đẹp được máy bay riêng chở đi về trong ngày. Nếu đóng Hồng lâu mộng, cô phải gia nhập đoàn phim hàng tháng trời. Cuối cùng, Mã Lan lựa chọn ở lại Hoàng Mai hí. Thời điểm đó, Hoàng Mai hí là đoàn kịch nổi tiếng nhất ở An Huy. Không những thế, Mã Lan còn là một trong năm đóa hoa hút "vàng" của đoàn kịch.

Vi-sao-me-duong-tang-cat-xe-khung-tay-du-ky-lai-tu-choi-dong-hong-lau-mong
Viên Mai vai Đại a hoàn của Giả Bảo Ngọc trong "Hồng lâu mộng".

Thông tin Mã Lan không gia đóng Hồng lâu mộng khiến nhiều người tiếc nuối. Tuy nhiên, một số người cho rằng, vai diễn của cô trong Tây du ký đã rất ấn tượng.

 

Những cái chết "lãng xẹt" nhất của hoàng đế Trung Quốc

(Techz.vn) - Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc từng ghi nhận những trường hợp hoàng đế có cái chết thật chẳng giống ai: chết vì rơi xuống hố phân, chết đói, chết khát, …