Thế giới là kết nối. Công nghệ đã làm thế giới “phẳng” đi rất nhiều, kết nối con người với nhau, kết nối con người với tri thức, kết nối con người với tin tức,... Ngày nay, nhu cầu hay nói đúng hơn là yêu cầu của con người đối với công nghệ không chỉ để thỏa mãn nhu cầu kết nối mà còn là chia sẻ.
- “Như Like thần chưởng” và năng lực cứu người!
- Facebook đã thâm nhập sâu vào đời sống của chúng ta như thế nào?
- Yahoo "ông hoàng" internet 1 thời nay còn đâu
Một trong những sản phẩm của công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, phổ biến nhất trên thế giới hiện tại là “mạng xã hội”. Bản chất mạng xã hội là kết nối và chia sẻ. Yahoo Messenger ngày trước thỏa mãn nhu cầu kết nối của mọi người, nhưng ngày nay, dịch vụ này “lỗi thời” bởi sự lạm phát của smartphone. Và hiện tại, chúng ta đang đề cao nhất tính năng chia sẻ.
Nhắc đến mạng xã hội, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến Facebook, mạng xã hội lớn nhất hiện nay với khoảng 1 tỷ thành viên trải rộng trên toàn bộ thế giới. Vì sao Facebook thành công? Câu trả lời đơn giản là vì Facebook làm cho việc “kết nối và chia sẻ” trở nên đơn giản, dễ dàng nhất. Còn vì sao lại “đơn giản, dễ dàng” thì đó là tổng hòa của 3 yếu tố : giao diện, chức năng và thói quen của người dùng. Google Plus có giao diện và chức năng rất ổn, nhưng không có được thói quen của người dùng nên dễ dàng trở lên “hoang vu”.
Bỏ qua tên của các mạng xã hội, như đã nói ở trên, bản chất của mạng xã hội là nhằm mục đích kết nối và chia sẻ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về luận điểm này. Không tìm cách bóc trần hay định nghĩa chia sẻ và kết nối theo từ điển Hán-Việt, hãy đi thú nhận thành thực với bản thân và nắm bắt tâm lý người dùng mạng xã hội. Vì sao bạn đến với mạng xã hội? Vì ở đó tôi được cất tiếng nói, thể hiện cái TÔI. Mạng xã hội cho ta một môi trường quá lí tưởng để thể hiện bản thân và trên tất cả là : gây sự chú ý. Đó là đỉnh cao của sự chia sẻ, là lí do lớn nhất người dùng tìm đến mạng xã hội.
Chủ nghĩa cái "tôi" đang bị định hướng lệch lạc
Đương nhiên sự kết nối là điều kiện đủ, vì chúng ta vẫn “thăm hỏi nhau trên Face”. Mạng xã hội giờ đây đã là một kênh liên lạc thiết yếu của con người. Nhưng cũng có quá nhiều công cụ kết nối tốt hơnFacebook như Skype hay thậm chí là Yahoo Messenger, tại sao những tiện ích này ngày nay vẫn đang phải vật lộn để tồn tại ?. Đi về “tuổi thơ” một chút, chắc hẳn bạn vẫn nhớ cái thời mà cập nhật những dòng Status trên Yahoo Messenger hay thay đổi hình đại diện để ‘chia sẻ’ rồi mong có ai đấy vào “Buzz”, đấy chính là “chim mồi” để Yahoo 360 và sau này là Facebook thành công. Ban đầu là Blog và sau đó là Mạng xã hội.
Xã hội loài người hiện tại bị chi phối bởi cái mà trong sách hay gọi là “chủ nghĩa”. Bạn được nghe nhiều về các chủ nghĩa của chính trị như: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phat-xit,… hay ở Việt Nam chúng ta còn có chủ nghĩa độc thân, chủ nghĩa thực dụng,… Nhưng chủ nghĩa đang được “chuộng” nhất tại thời điểm hiện tại ở Việt Nam hay trên toàn thế giới không phải là chủ nghĩa Tư bản hay Cộng sản,… mà là “Chủ Nghĩa Cái Tôi”. Xem xét theo khía cạnh nhân văn, con người đang trở nên “vị nhân” hơn, vị nhân đến “vị kỉ”. Đây là hệ quả tất yếu: xã hội yên bình, ấm lo, hạnh phúc, ai “hơi đâu” mà đi lo chuyện “vĩ mô” hay để ý đến chuyện “giời ơi đất hỡi”. “Thiên hạ bình” rồi thì thế hệ trẻ ngày này lại đang quay trở lại việc “tu thân” , nói là “tu thân” cũng đúng bản chất vì mọi người chăm chút và suy nghĩ cho bản thân nhiều hơn, nhưng dùng từ chuẩn hơn có lẽ là “khoe thân”. Mọi người bây giờ có xu hướng tự PR cho chính bản thân mình, bằng hàng hiệu, bằng điểm đến, bằng tranh ảnh, hay thậm trí là khoe thân theo đúng nghĩa đen,… Có muôn vàn hình thái cho việc thể hiện bản thân và mạng xã hội thì không có khái niệm “chắt lọc” các hình thái này, thậm chí còn khuyến khích.
Chủ nghĩa cái tôi bây giờ còn được đẩy lên mức cực đoan, hầu như là vậy. Thông qua mạng xã hội (hay là mạng xã hôi tạo điều kiện) cho việc khoe thân ở mọi lúc, mọi nơi, giới trẻ bây giờ “thể hiện” nhiều đến mức “nhàm” và đôi lúc còn “bậy bạ”. Chúng ta tìm cách gây sự chú ý và thỏa mãn cái tôi bằng số lượng “like” hay comment. Nhiều người sẽ phản bác quan điểm này với lí do chủ quan và tiêu cực, nhưng các bạn hãy đối diện với chính mình đi, bạn bảo post status hay pose hình,… là để chia sẻ, ok-đồng ý với quan điểm ấy với những lí do đáng để chia sẻ, nhưng nếu chia sẻ kiểu này thì chắc “Wall” sẽ “mốc meo” mất, thay vào đó, chúng ta có thói quen như minh họa lại tất cả những sự kiện hàng ngày, dù là nhỏ nhất. Vì sao thế? Vì bạn không muốn mình hoàn toàn vô hình trong thế giới hỗn độn thực tại, bạn nuốn “là một cái gì đó” và bạn phải nhắc nhở mọi người về sự tồn tại của mình. Đây là nhu cầu chính đáng của mọi người, tôi cũng vậy và có thể là các bạn cũng vậy. Nhưng nhu cầu của con người thì đều chính đáng cả, không biết tiết chế thì sẽ trở thành “lố lăng”.
Những kiểu gây chú ý phản cảm như "bà Tưng" ngày một nhiều.
Bên cạnh thỏa mãn việc thể hiện cái tôi, còn một lí do lớn nữa khiến mạng xã hội phát triển đó là “giải trí”. Con người ngày càng “ham vui”, đương nhiên, không phải lo ăn lo mặc nữa rồi thì vui vẻ là điều tất yếu. Và mạng xã hội ngày nay là một trong những phương tiên giải trí tuyệt vời nhất hiện tại. Có thể, đôi lúc mạng xã hội cũng có hỗ trợ cho công việc của mọi người nhưng phạm vi cũng như hiệu quả là khá hạn chế. Mạng xã hội vẫn luôn là một kênh thuộc lĩnh vực giải trí. Mọi người tìm đến mạng xã hội là để thoải mái, thư giãn và được “cười” theo một nghĩa nào đó. Con người ngày càng lười, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng này mới thấy giới trẻ Việt Nam lười và bàn quan đến nhường nào. Nói thì mọi người cho là to tác hay quan trọng hóa vấn đề. Nhưng liệu bạn đã một lần tự đặt câu hỏi về tương lai của đất nước? Các bậc cha anh trải qua chiến tranh vào độ tuổi trẻ đẹp nhất của cuộc đời, vậy mà giờ đây, cũng cùng lứa tuổi, đặt câu hỏi về vấn đề của đất nươc thì mọi người lại cười “mỉa” và dửng dưng. Đã bao giờ bạn phá vỡ giới hạn cho sự suy tư?
Mạng xã hội rất hữu ích nhưng vẫn thuộc phân mảng giải trí.
Ai cũng mong được hưởng lạc và thoải mái,và trong xã hội hiện tại thì đó là việc tất yếu, đấy là lí do vì sao ngày nay người ta dùng Facebook làm công cụ thu nhập tin tức thậm chí còn nhiều hơn cả các trang tin, vì đỡ mất công tổng hợp hay “gõ” tên web, hơn nữa đọc tin tức qua face “thoải mái” hơn. Để ý lại mới thấy, ngay chỉ trong việc đọc tin tức thôi, mà giờ đây con người cũng yêu cầu “giải trí”. Vậy nên thời nay, việc trở nên nổi tiếng rất dễ dàng, ngày trước phải mời nhà báo về viết bài, giờ đây, cứ lên Face làm gì đó “hot” là sẽ làm “cộng đồng mạng xôn xao” và các báo đăng tin “ầm ầm”.
Đến đây có thể sẽ gây nhiều tranh cãi, nhưng xin khẳng định lại một lần nữa sự tuyệt vời, tích cực của nhu cầu kết nối và chia sẻ trên mạng xã hội. Không phải ai cũng “cuồng” như thực trạng nêu trên nhưng có một bộ phận lớn đang “cuồng” như vậy và đang có xu hướng gia tăng. Nếu bạn cần dẫn chứng thì cứ mở Facebook của bạn lên và suy nghĩ về mục đích (có thể là vô thức) của những status trên Wall của bạn cho dù những status đó tưởng như “vô tư”, nhưng cái gì là nguyên nhân của sự “vô tư” đó.
Mục đích cao đẹp nhất mà mạng xã hội đã làm được là tạo môi trường kết nối-chia sẻ.
Việc “nghiện” Face bây giờ cũng có nhiều điểm tương đồng với “nghiện chat” ngày trước. Mọi người đang “lạm dụng” Facebook bây giờ cho thấy mạng xã hội đang ở thời kì đỉnh cao nhất của mình. Và liệu điều này sẽ còn duy trì trong bao lâu? Con người là sinh vật dễ nhàm chán, chính điều này thôi thúc sự đổi mới tìm tòi. Giải trí nhiều theo một hình thái thì cũng “ngấy”, đến “Gặp Nhau Cuối Tuần” cũng phải ngừng chiếu sau 7 năm thân thuộc gắn bó thì liệu có sản phẩm nào là không bị trả về đúng giá trị của mình? Vậy sau mạng xã hội sẽ là gì?
Yahoo làm tốt nhiệm vụ kết nối, Facebook làm tốt cả kết nối cộng thêm chia sẻ. Đến thế hệ sau, “muốn làm gì thì làm” nhưng phải có “kết nối và chia sẻ” là yêu cầu tất yếu. Trong tương lai 3 năm tới, sau mạng xã hội sẽ vẫn là mạng xã hội. Nhưng sẽ là một mạng xã hội tương tác sâu sắc hơn nữa,cải tiến hơn nữa trong giao thức “trò chuyện” với người sử dụng.
Các mạng xã hội trong tương lai sẽ có giao diện tùy biến theo cá nhân người dùng?
Xét cho cùng, mạng xã hội hiện tại vẫn quá cứng nhắc, hầu như của ai cũng giống ai. Thử tưởng tượng mạng xã hội sẽ được các nhân hóa tối đa, mỗi người có thể tự thiết kế giao diện cho riêng mình, mỗi trang cá nhân sẽ như là một website chuyên biệt, đương nhiên vẫn phải đảm bảo chỗ cho thương hiệu của nhà cung cấp dịch vụ và không gian cho quảng cáo của chính nhà cung cấp dịch vụ,... Và nhắc lại hiện tại một chút, cái mà các mạng xã hội ngày nay còn kém xa so với Youtube là gì? Khả năng tạo điều kiện cho các thành viên “kiếm tiền” dễ dàng hơn, kiểu như Youtube Partner. Và việc tạo cơ hội “làm giàu” cho thành viên một cách có điều kiện trên mạng xã hội sẽ là một bổ trợ với sức mạnh khủng khiếp. Khi mà nhiều người muốn sống trọn ngày với face nhưng dạ dày than khóc.
"Kiếm" tiền qua mạng xã hội sẽ dễ dàng hơn?
Trong tương lai 5 năm tới, mạng xã hội sẽ không thể “tác oai tác quái” được nữa. Vì sao ư, vì đó là khoảng thời gian đủ để những con nghiện Face bây giờ và cả xã hội “khôn” hơn và nhận ra vị trí thực sự của mình, giá trị thực của mình, và chua xót thành thực với bản thân: “Xin lỗi, mình không giỏi như thể hiện”, khi đó chúng ta sẽ khao khát kiến thức, mong muốn hoàn thiện bản thân hơn chứ không phải là thê hiện bản thân nữa. Sẽ phải có một công cụ hiệu quả thực sự đem lại tri thức cho mọi người theo cách diễn đạt của mạng xã hội.Và xu thế của tương lai sẽ là sự xuất hiện của nhiều loại mạng đặc thù và chuyên biệt bên cạnh mạng xã hội : MẠNG CỘNG ĐỒNG.
Mỗi chúng ta rồi sẽ nhận ra sự khiếm khuyết của bản thân.
Các bạn vẫn nhớ Bill Gates đã đầu tư hơn 20 triệu USD để xây dựng mạng xã hội dành riêng cho giới khoa học chứ, theo Wall Street Journal, Bill Gates đã lặng lẽ bỏ ra số tiền khoảng 20 triệu USD để đầu tư vào một công ty có tên ResearchGate của Đức. Công ty này đang sở hữu một mạng xã hội cùng tên dành cho các nhà khoa học đã hoạt động được 5 năm. Bên cạnh đó là các mạng dành riêng cho các nhà thiên văn học, nghệ thuật cũng đang phát triển cực mạnh,… Đây là xu thế tất yếu, khi mà mạng xã hội là dành cho tất cả mọi người thì sẽ phải có những mạng không dành cho số đông. Tạm gọi đây là “Mạng Cộng Đồng” (vì nó chỉ dành cho một cộng đồng nhất định có cùng sự quan tâm, đam mê).
Mạng "cộng đồng" chuyên biệt sẽ là xu thế.
Xét theo các quy luật phát triển trong triết học thì việc xuất hiện các mạng cộng đồng là điều tất yếu “Lượng biến đổi sẽ dẫn đến biến đổi về chất”,với việc mạng xã hội đang bùng nổ cũng tương đương sự lạm phát về “lượng”. Mạng cộng đồng sẽ có hình thái tương đồng với mạng xã hội ở mặt hình thức,quy mô thì chưa khẳng định, và tuyệt nhiên có sự chắt lọc về đối tượng thành viên nhưng nội dung thì sẽ “chất” hơn nhiều. Mạng cộng đồng sẽ khỏa lấp điểm khiếm khuyết của mạng xã hội: nghiêng về giải trí nhiều. Mạng cộng đồng sẽ đẩy mạnh việc thúc đẩy và nâng cấp đam mê bằng hình thức tương tác tư duy giữa những người có cùng đam mê. Và tiến xa hơn, mạng cộng đồng sẽ còn là môi trường tương tác làm việc. Mỗi công ty có thể tự hình thành mạng cộng đồng của riêng mình và có khả năng tạo liên kết với các mạng cộng đồng khác (mức độ liên kết sẽ do 2 bên thỏa thuận).
Sự suy tư làm con người khao khát tri thức và nhận ra sự trẻ con của nhân loại.
Mạng cộng đồng sẽ giải quyết vấn đề “không cần đến văn phòng”. Chúng ta đã có khái niệm này khi 3G và internet phát triển, nhưng hiện tại thì còn mơ hồ và KHÔNG THƯC TẾ, nguyên do vì chưa có môi trường làm việc trên mạng lí tưởng. Việc xây dựng một môi trường như thế sẽ tương đương với một mạng cộng đồng thông minh, nơi mà sẽ được trợ giúp bởi các “thư kí ảo” là những trí tuệ nhân tạo riêng của từng mạng được phát triển bởi một đơn vị theo “đơn hàng” của chính công ti. Đến đây, hơi hoang tưởng với khái niệm “Mạng cộng đồng có khả năng tư duy”. Năn ngoái, các nhà khoa học ở IBM đã công bố một dự án, mà nếu thành công nó hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng khổng lồ trong công nghệ sản xuất máy vi tính: nghiên cứu phát triển chip xử lý và các trí tuệ nhân tạo có tư duy, biết nhận thức. Dự án trên có tên gọi Cognitive Computing Chips (CCC), nhằm tạo ra những thế hệ CPU máy tính có trí thông minh nhân tạo, có tư duy riêng và từ đó có thể tự hoạt động mà không cần được lập trình trước. Chúng sẽ được mô phỏng theo các hoạt động của bộ não con người, thông qua các thuật toán tiên tiến và mạch silicon tích hợp. IBM cho biết, do biết nhận thức nên các máy tính này sẽ không được lập trình sẵn như trước đây, thay vào đó chúng sẽ "học" thông qua kinh nghiệm thực tế, tự tìm ra các mối tương quan khi cần, giải đáp giả thuyết cũng như ghi nhớ và học các kết quả có được... tóm lại là bắt chước giống cách hoạt động của một bộ não. Và thành quả đầu tiên của IBM là Watson, các bạn có thể tìm hiểu thêm về “IQ” của Watson trên Google để hình dung ra sự tuyệt vời của tương lai.
Watson đã chiến thắng 2 người chơi trong một trò chơi truyền hình.
Tất nhiên, mạng cộng đồng sẽ không thể xóa bỏ các trung tâm văn phòng, nhưng nó sẽ đe dọa nghiêm trọng tới nghành kinh doanh địa ốc. Cùng với sự phát triển của các công nghệ lượng tử (máy tính lượng tử, Internet lượng tử,…) thì sẽ có một hình thái xã hội thực sự mới được định nghĩa, toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học hiện đại sẽ lại trở thành tài liệu tham khảo như nó đã từng làm với triết học cổ điển. Thế giới sẽ phẳng như nó chưa từng, phá vỡ khái niệm lao động của thực tại (động lực lớn nhất nuôi dưỡng,cải biến xã hội),… và còn là nhiều tác động nữa tới xã hội loài người mà nếu tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ khiến Mark “quê mùa”.
Thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ nhờ công nghệ.
Chúng ta vẫn đang tạo được sự nhận thức rạch ròi giữa “ảo” và “thực”. Điều này đến từ chính sự hạn chế của trình độ khoa học, công nghệ hiện tại. Đến khi con người phát triển đủ tầm để xóa bỏ ranh giới ảo và thực (điều này có vẻ kinh khủng ở thì hiện tại vì đó là sự hỗn mang) thì cấu trúc hạ tầng của xã hội sẽ biến đổi. Xã hội được cấu thành từ tất cả các thành phần nội tại được bao hàm, kể cả vi mô như chính mạng internet, và bất cứ thành phần nào cũng có khả năng cải biến lại xã hội nếu thành phần đó biến đổi đủ mạnh mẽ. Thực tế rõ ràng nhất minh chứng cho điều này chính là phong trào “Mùa Xuân Ảrập” đã không chỉ thay đổi cả chế độ mà còn đang nhấn cả khu vực trung Á và châu Phi này vào những cuộc chiến khốc liệt, đẫm máu làm thiệt mạng biết bao người và cả thế giới phải rúng động.
Đừng ngạc nhiên nếu bạn thức dậy sau một giấc ngủ như Captain American và không còn khái niệm “đi” làm.
Đọc thêm: Đâu là công ty Internet số 1 Việt Nam ?