Chúng tôi đã tìm được bằng chứng xác thực về nguồn gốc và sự thật chuyện chiếc iPhone 4S được 1 cửa hàng ở Hà Nội "rêu rao" là đã cập cảng Việt Nam trong khi còn chưa bán chính thức ở Mỹ và châu Âu.
<>
Sau khi nhận được thông tin về việc 1 cửa hàng ở Hà Nội công bố rằng mình đang có trong tay, chúng tôi đã vào cuộc điều tra sự thực đằng sau tuyên bố kể trên. 1 phóng viên của chúng tôi liên lạc trực tiếp với cửa hàng để được chụp hình sản phẩm bị từ chối, cộng với việc Gia Vũ (tên cửa hàng) không đem chiếc iPhone 4S ra trưng bày đã dấy lên những nghi ngờ về việc cửa hàng trên đã "khai man" về chiếc iPhone 4S trong tay mình.
Sau các nỗ lực liên lạc với cửa hàng bất thành, chúng tôi quyết định tìm hiểu sự việc độc lập. Và sau khi mổ xẻ những bức hình của Gia Vũ công bố bằng biện pháp nghiệp vụ, GenK đã phát hiện ra các tình tiết không trùng khớp trong các bức ảnh kể trên.
Cụ thể như sau:
Trong bức hình này
Bức ảnh gốc của Gia Vũ. Hãy chú ý các vùng khoanh vàng và đỏ.
Sau khi phóng lớn bức ảnh, chúng ta sẽ thấy như sau:
Rõ ràng bài báo Sony VN thông báo về lỗi trên TV Bravia được Số Hóa đăng tải lúc 22h44 phút ngày hôm qua (Thứ 5, 13/10), nhưng trên bức hình phần phóng lớn đồng hồ của máy tính ta lại thấy giờ hệ thống đang là 17h45 ngày 13/10/2011. Lý do duy nhất giải thích cho sự cố này là việc bức ảnh được chụp với múi giờ khác múi giờ Việt Nam. Và qua bức ảnh đó có thể tin rằng bức ảnh được chụp ở 1 nước có múi giờ trước Việt Nam tối thiểu là 5 tiếng. Như vậy có thể giới hạn vùng chụp bức ảnh ở khoảng +2 GMT đổ về trước và đó là các nước Tây Âu.
Hình 1 hộp thạch của hãng Cocon hiện ra khá rõ.
Khi phóng lớn và làm nét phần khoanh đỏ lên chúng ta thấy hình ảnh 1 hộp thạch dừa của hãng Cocon,1 hãng sản xuất thực phẩm của Myanma. Khi xem phần tự giới thiệu của Cocon trên mạng tôi thấy công ty này xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường Tây Âu, đặc biệt là Đức khá nhiều.
Bức ảnh gốc của Gia Vũ.
Trong bức ảnh gốc ở trên, sau khi phóng lớn vùng khoanh đỏ chúng tôi thu được hình ảnh như sau:
Hãy nhìn vào phần khoanh đỏ trong bức ảnh. CE0682, đây là dấu hiệu chứng tỏ thiết bị đã đạt chuẩn để được bán ra ở các nước Liên Minh châu Âu. Càng khẳng định nguồn gốc của chiếc iPhone 4 này là 1 phiên bản khóa mạng của 1 carrier ở Châu Âu.
Kết luận
Hiện tại, với những bằng chứng nêu trên tôi có thể khẳng định rằng những bức ảnh chụp chiếc iPhone 4S do Gia Vũ cung cấp không phải là chụp tại Việt Nam, và vào thời điểm 11h đêm qua (13/10) chiếc iPhone 4S trong hình vẫn còn nằm ở 1 quốc gia Châu Âu nào đó, cách Việt Nam tối thiểu 6-8 tiếng bay. Và phỏng đoán của tôi nhiều khả năng đây là chiếc iPhone rò rỉ từ nhà mạng Deutsche Telekom của Đức mấy ngày trước.
Có lẽ Gia Vũ hay bất kỳ doanh nghiệp nào khác sẽ phải cẩn thận hơn trong những tuyên bố "gây sốc" của mình. Thông tin sẽ được chúng tôi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.