Sự thật kinh dị về nàng tiên cá mà truyện cổ tích giấu kín, những ai nhìn thấy đều ám ảnh cả đời
Trong văn học, truyện cổ tích, nàng tiên cá là nhân vật có sắc đẹp gây thương nhớ, giọng hát hay. Hình tượng này trở nên nổi tiếng, được đưa vào nhiều tác phẩm và được yêu mến đến tận ngày nay. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, liệu nàng tiên cá có thật hay không, ngoài đời trông như thế nào?
Christopher Columbus là người đưa nàng tiên cá đến gần hơn với trẻ em. Câu chuyện về một người cá xuất hiện trong chuyến thám hiểm Caribbean của ông đã quá quen thuộc.
Nhưng thật ra, câu chuyện đầu tiên nói về người cá có từ thời Assyria cổ đại. Nữ thần xấu hổ là Arargatis vì lỡ tay kết liễu người tình nên đã biến thành người cá. Người cá phiên bản nam là nam nhân ngư, còn phiên bản nữ vẫn được gọi là mỹ nhân ngư. Cả hai đều có thói quen yêu con người nhưng vì khác chủng loại, giống loài mà chuyện tình đa phần rơi vào bi kịch.
Còn trong thần thoại Hy Lạp, người cá thường được nhắc đến trong các sự kiện tự nhiên như bão, lũ, đắm tàu,…
Năm 1737, vùng biển phía nam nước Anh, gần Exter đã xảy ra một chuyện kỳ lạ. Ngày 10/11/1737, nhóm 8 ngư dân phát hiện một sinh vật đặc biệt có hình dáng con người, hai chân. Sinh vật này hoảng sợ nhảy ra khỏi lưới của họ và bỏ chạy nhưng cả 8 người đều đã kịp nhìn thấy bộ dạng của nó.
Các ngư dân không thể nào quên những gì mình nhìn thấy. Nó gần như ám ảnh họ cả đời. Một người tiết lộ: “Chân của nó có màng giống chân vịt, nó có mắt, mũi và miệng giống như một con người. Nó có một cái đuôi như cá hồi và cao khoảng 4 feet”.
Cả 8 ngư dân đều khẳng định chắc nịch một điểm: “Hai chân dưới thắt lưng mang những đặc điểm của động vật, "giống như có màng và vảy xung quanh cẳng chân”.
Thời điểm mắc vào lưới, sinh vật trên như đang hấp hối, rên rỉ giống một con người.
Còn với giới khoa học, người cá mà Christopher Columbus từng kể về có thể chỉ là sự nhầm lẫn với các loài động vật khác tại đại dương mà thôi. Theo nhiều nhà khoa học, bò biển chính là người cá ngoài đời thực. Nó là động vật có vú, thuộc loài bò nước, sở hữu thân hình to lớn.
Bò biển dài từ 3 – 5 mét, nặng từ 250 – 450kg. Thân hình chúng được bao phủ bởi lớp lông mỏng, hai chi trước dù nhỏ nhưng vẫn còn di tích của móng guốc, hai chi sau thành vây đuôi và ngực có vú để nuôi con.
Tuy vậy, vẫn có một số ý kiến chuyên gia cho rằng nàng tiên cá có tồn tại. Họ đặt ra giả thuyết tổ tiên loài người từng là một sinh vật sống dưới biển. Chỉ có điều đến nay vẫn chưa có một chứng cứ thuyết phục nào giải thích lý lẽ này.
Tiêu chuẩn khắc nghiệt để trở thành đặc công người nhái Việt Nam, rùng mình nhất là bước cuối cùng
Không phải ngẫu nhiên mà đặc công người nhái Việt Nam được liệt vào top những lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hàng đầu thế giới. Nhìn qua những yêu cầu tuyển chọn gắt gao dưới đây là sẽ hiểu lý do.