Tin tức công nghệ

Sự cố điện hạt nhân: Xóa sổ Trung Quốc trong một nốt nhạc

sự cố điện hạt nhân Trung Quốc

Kể từ năm 2000, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh xây dựng các nhà máy hạt nhân. Một trong những dự án điện hạt nhân lớn nhất của Trung quốc là xây dựng nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn có giá trị lên đến 2,2 tỷ đô ( khoảng 51.000 tỷ đồng). Sau năm 2012, điện hạt nhân được coi là một giải pháp “năng lượng sạch” thay thế điện chạy than. Trung Quốc dự kiến sẽ vận hành 110 nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu điện của mình. Nghĩa là mỗi một  tỉnh thành mong muốn có được một nhà máy điện hạt nhân cho riêng mình.

sự cố điện hạt nhân Trung Quốc

Tuy nhiên, đã xảy ra rất nhiều vấn đề khiến cho tham vọng của Trung Quốc bỗng chốc biến thành quả bom nổ chậm, có thể hủy diệt quốc gia hơn 1,3 tỷ dân trong vòng một nốt nhạc. Trước hết, tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đều được xây dựng gần các khu dân cư và đa số nằm gần biển. Trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc bị ảnh hưởng sóng thần thì người dân xác định là “không còn lối thoát”.

sự cố điện hạt nhân Trung Quốc

Nguyên nhân thứ 2, theo Tạp chí trên mạng Tờ Tân Võng nhận định : “Ngay cả khi không bị thiên tai, công nghiệp hạt nhân Trung Quốc cũng đối mặt với các vấn đề quy định và kỹ thuật đang cần phải suy nghĩ nghiêm túc hơn. Cần phải có cơ chế giáo dục công chúng về các vấn đề căn bản trong an toàn hạt nhân. Trước mắt thì có thể nhanh chóng phát triển điện nguyên tử nhờ dân chúng còn thờ ơ, nhưng trong tương lai có thể xảy ra các khủng hoảng nghiêm trọng". Có lẽ sự nôn nóng, vội vàng của Trung Quốc vô hình chung đang khiến cho chất lượng lao động giảm. Mà chất lượng lao động càng kém đồng nghĩa với khả năng sai sót càng cao.

sự cố điện hạt nhân Trung Quốc

Và nguyên nhân quan trọng nhất đến từ đặc trưng của Trung Quốc – tham nhũng. Hồi tháng 8/2011, một Giám đốc Công ty Nguyên tử Quốc gia Trung Quốc (CNNC) đã bị bắt giam vì đã nhận hối lộ 220 triệu euro để giao hợp đồng xây nhà máy điện nguyên tử cho các đơn vị kém năng lực. Nhưng CNNC thì giấu biệt vụ này và cố cam đoan là các nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc “phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”. Nếu tình trạng này tiếp diễn, liệu trên đất nước Trung Quốc có bao nhiêu nhà máy là thật sự đạt tiêu chuẩn.

“Chậm mà chắc” – có lẽ đây chính là câu nói mà Trung Quốc nên suy nghĩ ngay lúc này. Bởi, nếu muốn xây nhà cao mà không chịu làm móng chắc thì chẳng mấy chốc nhà sập. Cũng như xây dựng hệ thống nhà máy điện hạt nhân quy mô thế giới,  nếu Trung Quốc không chịu giải quyết triệt để các vấn đề “râu ria” gây ra hậu quả nghiêm trọng thì nước này cũng chỉ đang tự mua dây buộc mình, đặt bom nổ chậm “đến hẹn” là nổ mà thôi.  

 

Tài sản chạm ngưỡng 230.000 tỷ, ông Phạm Nhật Vượng gây bất ngờ vì bộ sưu tập xe sang

(Techz.vn) Sau màn "nhà giàu vượt sướng" hồi cuối tháng 7, Bloomberg mới đây đưa tin tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chạm mốc 10 tỷ đô (tương đương với 230.000 tỷ đồng). Thành công và giàu có, ông Vượng khiến công đồng mạng vô cùng bất ngờ trước bộ sưu tập xe của mình.