Nhịp sống số

Sony Pictures buộc phải dùng BlackBerry sau vụ tấn công mạng

Năm 2014 của Sony khép lại bằng một sự kiện không thể tồi tệ hơn. Đơn vị sản xuất phim trực thuộc hãng là Sony Pictures bị các hacker tấn công đến mức tê liệt và thậm chí sẽ phải mất một thời gian dài để phục hồi.

Vụ tấn công khủng khiếp đến mức các nhân viên tại đây không dám sử dụng các thiết bị thông minh, mọi hoạt động trao đổi đều phải dùng đến các thiết bị thô sơ để tránh bị hacker nhòm ngó, thậm chí công tác tính toán và chi trả lương nhân viên trong dịp cuối năm đều được thực hiện bằng tay.

Sony Pictures với hơn 6.000 nhân viên bị tấn công mạng tới mức tê liệt. Ảnh: CrackBerry

Tuy nhiên vẫn còn một chút may mắn đến với họ khi tình cờ phát hiện ra những dữ liệu từng được trao đổi qua BlackBerry vẫn còn an toàn và gần như miễn nhiễm với đợt tấn công. Các nhân viên tại đây tạm thời đã có thể trao đổi với nhau qua email, bằng cách sử dụng dịch vụ BIS và BES của BlackBerry. Với cơ sở hạ tầng độc lập và khả năng bảo mật đã được khẳng định qua sự tin dùng của nhiều Chính phủ trên thế giới, đây gần như là giải pháp ổn định duy nhất mà Sony có thể sử dụng hiện nay.

Nhiều nhân viên tại đây tỏ ra tiếc nuối khi Sony không lựa chọn các dịch vụ của BlackBerry sớm hơn để giảm thiểu thiệt hại, và mặc dù không thể cứu vãn hoàn toàn cho Sony Pictures, nhưng BlackBerry lại một lần nữa đã khẳng định được tầm quan trọng của mình đối với các doanh nghiệp.

Đây không phải lần đầu tiên BlackBerry “ghi điểm” trong các cuộc khủng hoảng. Trang CrackBerry cho biết, trong thảm họa ngày 11/9, BBM gần như là dịch vụ duy nhất còn duy trì được hoạt động trong khu vực, giúp mọi người có thể liên lạc được với nhau. Lãnh đạo cao cấp của các nước Mỹ, Đức, Anh,… cũng vẫn tin dùng BlackBerry vì lí do an toàn thông tin.

 

Vụ Sony bị hack: Có thể có ‘nội gián’

(Techz.vn) Thậm chí các chuyên gia còn cho rằng chính người của Sony mới là thủ phạm chính của vụ việc này, chứ không phải các hacker Triều Tiên.