Smartphone

Smartphone 8 chấm đọ camera

iPhone 4S xếp thứ nhất trong phần thi chụp ảnh lẫn quay phim, trong khi Sony Ercisson Xperia Arc S là kẻ có nhiều điểm yếu nhất.

Có 6 điện thoại với camera 8MP tham gia bài kiểm tra này. Ảnh: GSM Arena.
Có 6 điện thoại với camera 8MP tham gia bài kiểm tra này.

Bài kiểm tra với sự có mặt của 6 smartphone mạnh mẽ mới ra mắt. Từ trái sang phải, trên xuống dưới gồm: iPhone 4S, Sony Ericsson Xperia arc S, Nokia N9, HTC Titan, HTC Sensation XE và Samsung Galaxy S II.

Mặt sau của các thiết bị.
Mặt sau của các thiết bị.
Tất cả đều sở hữu camera có độ phân giải 8MP.
Tất cả đều sở hữu camera có độ phân giải 8MP.

Ngoài việc kiểm tra khả năng chụp và chất lượng ảnh, 6 smartphone trên còn tiếp tục với thử nghiệm về tính năng quay video. Tất cả đều có khả năng quay phim độ phân giải HD, tuy nhiên, có máy quay full HD (1080p), có máy chỉ quay đến 720p. Các máy có khẩu cao nhất là f/2.2 và thấp nhất là f/2.65, cho khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng khá tốt.

Giao diện chụp ảnh của iPhone 4S.
Giao diện chụp ảnh của iPhone 4S.
Giao diện chụp ảnh của Nokia N9.
Giao diện chụp ảnh của Nokia N9.
Giao diện chụp ảnh của Sony Ericsson Xperia arc S.
Giao diện chụp ảnh của Sony Ericsson Xperia arc S.
Samsung Galaxy S II.
Samsung Galaxy S II.
HTC Sensation XE.
HTC Sensation XE.
...và HTC Titan.
... và HTC Titan.

Điều mà nhiều người quan tâm ở một chiếc smartphone là khả năng khởi động ứng dụng chụp ảnh, tốc độ bắt hình và thời gian chụp giữa hai tấm hình kế tiếp nhau. Smartphone của Apple có thời gian chụp giữa hai ảnh nhanh nhất (0,7 giây), tiếp đó là Xperia với 0,9 giây, tuy nhiên, thời gian khởi động lại lâu nhất, mất tới 3,3 giây.

Khả năng chụp marco cũng Xperia arc S cũng thấp nhất trong số các máy được kiểm tra. Phần thắng lần này thuộc về smartphone chạy Windows Phone 7 HTC Titan.

 

Khả năng chụp đủ sáng

Độ phân giải.

Ảnh crop đánh giá khả năng chụp chi tiết của từng điện thoại.
Ảnh crop đánh giá khả năng chụp chi tiết của từng điện thoại (độc giả bấm vào hình để xem ảnh lớn). Ảnh A.
Nhấn vào hình để xem ảnh lớn.
Ảnh B. (Độc giả bấm vào hình để xem ảnh lớn)
Nhấn vào hình để xem ảnh lớn.
Ảnh C. (Nhấn vào hình để xem ảnh lớn).

Để đánh giá độ phân giải camera của từng máy, hãy xem khả năng hiển thị chi tiết của mỗi thiết bị qua các ảnh crop trên. Ảnh A đánh giá qua đường kẻ trắng trên tấm biển, ảnh B xem chi tiết trên tường và ảnh C xem con số hiển thị giá trên bảng ở trạm xăng.

Ảnh từ iPhone 4S cho đường kẻ trắng khá mỏng, thẳng hàng, sắc cạnh và giữ được hầu hết các chi tiết ở trên tường, đồng thời hiển thị tốt các số chỉ giá xăng trên bảng. Galaxy S II xếp thứ hai trong khi Nokia N9 và HTC Titan xếp cuối với đường kẻ trắng hiện rõ răng cưa, không rõ bề mặt tường ở ảnh thứ hai và những con số trong bức ảnh thứ ba không đọc được.

Nhiễu và khả năng khử nhiễu

Nhấn vào hình để xem ảnh lớn.
Ảnh D (nhấn vào hình để xem ảnh lớn).

Nhiễu ảnh hiển thị tại khu vực màu của căn nhà và các vùng tối ở ảnh trên. Với bài kiểm tra này, camera của Galaxy S II cho ít nhiễu nhất, đồng thời hiển thị chi tiết ảnh tốt, bầu trời trong. iPhone 4S xếp thứ hai do ảnh có nhiễu sáng. Hai "ứng cử viên" của HTC xếp cuối trong danh sách vì chụp ảnh bị nhiễu trông thấy, đồng thời chi tiết ảnh bị nhòe.

Dải tương phản động.

Nhấn vào hình để xem ảnh lớn.
Nhấn vào hình để xem ảnh lớn.

Dải tương phản động là khả năng hiển thị chi tiết ảnh của camera tại vùng sáng nhất và tối nhất trong khung hình có độ tương phản cao. Những tấm ảnh kiểu này, với các vùng bóng và nguồn sáng là thách thức thật sự cho camera của điện thoại. Lúc này, cảm biến phải lựa chọn bỏ chi tiết tại vùng sáng hoặc tại vùng tối (bóng) mà không rõ đâu là điểm cần hiển thị.

Nokia N9 cho ra những tấm ảnh ít bị lược chi tiết nhất, trong cả hai vùng sáng và tối. iPhone 4S xếp thứ hai khi bỏ chi tiết tại nơi tường nhiều sáng. HTC Sensation XE mất nhiều chi tiết tại cả hai vùng tương phản, trong khi khu vực trung hòa thì hiển thị tốt. Tuy nhiên, Xperia arc S phơi sáng lâu rõ rệt đã trở thành kẻ thua cuộc lần này.

Hiển thị màu

Trong bài kiểm tra hiển thị màu, hãy xem khả năng của các máy thông qua ảnh A và ảnh C.

iPhone 4S cho màu ảnh thật nhất trong 6 thiết bị kiểm tra. Màu ảnh của Galaxy S II có phần xanh hơn nhưng vẫn còn rất tốt. Cùng vị trí thứ 2 của Galaxy S II là Nokia N9.

 

Khả năng chụp ảnh thiếu sáng

Tắt flash.

Ảnh E ( nhấn vào hình để xem ảnh lớn).
Ảnh E ( nhấn vào hình để xem ảnh lớn).

Ảnh E hiển thị các ảnh chụp sau khi đã crop. Hai smartphone Galaxy S II và N9 hiển thị ảnh tốt nhất, không bị nhiễu. Ảnh của Xperia arc S cũng khá tốt, Sensation XE tuy có nhiễu nhưng vẫn giữ được nhiều chi tiết, con iPhone 4S thì tệ nhất trong bộ 6.

Độc giả bấm vào từng hình để xem ảnh lớn.

Ảnh chụp từ iPhone 4S.
Ảnh chụp từ Xperia arc S.
Ảnh chụp từ Xperia arc S.
Ảnh chụp từ Nokia N9.
Ảnh chụp từ Nokia N9.
Ảnh chụp từ Galaxy S II.
Ảnh chụp từ Galaxy S II.
Ảnh chụp từ Sensation XE.
Ảnh chụp từ Sensation XE.
Ảnh chụp từ HTC Titan.
Ảnh chụp từ HTC Titan.

Bật flash.

Ảnh F (nhấn vào hình để xem ảnh lớn).
Ảnh F (nhấn vào hình để xem ảnh lớn).

Khi bật flash, Galaxy S II cho ảnh tốt nhất, không nhiễu nhưng có sắc xanh nhẹ ở bóng. iPhone 4S có flash kém hơn nhưng ảnh vẫn chi tiết và không bị màu ở bóng. Sensation XE đầy nhiễu, kể cả nhiễu màu nhưng có đèn flash LED kép. Nokia N9 chụp với flash kém, đầy nhiễu. Đèn flash của HTC Titan mạnh nhưng vẫn bị nhiễu màu. Trong khi đó, Xperia arc S cho ảnh màu tốt nhưng cũng không tránh khỏi nhiễu.

 

Đánh giá khả năng chụp ảnh

iPhone 4S.

Ảnh chụp từ iPhone 4S.
Ảnh chụp từ iPhone 4S.

Ảnh của iPhone 4S có độ nhiễu nhất định, nhưng hiển thị màu và chi tiết rất tốt, hơn nhiều so với các điện thoại khác trong cuộc thử nghiệm này. Máy phơi sáng hơi quá khiến giảm chi tiết hình ảnh. Ảnh khá sắc nét nhưng hiệu năng của đèn flash LED không thực sự ấn tượng.

Nokia N9

Ảnh chụp từ Nokia N9.
Ảnh chụp từ Nokia N9.

Nokia N9 rất khá khi chụp ảnh phơi sáng và khi kiểm tra dải tương phản động, có thể nói là tốt nhất trong 6 máy kiểm tra. Ảnh có vẻ hơi hạt nhưng không bị nhiễu màu. Khi phóng đại ảnh lên 100%, máy hiển thị chi tiết ảnh ở mức bình thường. Ảnh chụp ban ngày cho màu sắc khá trung thực. Trong điều kiện thiếu sáng, ảnh ít bị nhiễu nhưng chi tiết ảnh hơi kém đi. Đèn flash LED cũng khá yếu dù có tới hai đèn.

Samsung Galaxy S II

Ảnh chụp từ Samsung Galaxy S II.
Ảnh chụp từ Samsung Galaxy S II.

Máy khử nhiễu màu tốt và cho chi tiết rõ ràng. Ảnh trông sắc nét, tuy cân bằng sáng để trung tính nhưng ảnh vẫn hơi đổ sắc xanh, tuy các màu sắc trông rất thật. Trong điều kiện ánh sáng yếu, Galaxy S II chụp bị nhiễu rất ít nhưng số chi tiết và tương phản vẫn tốt. Đèn LED hoạt động ở mức trung bình.

Sony Ericsson Xperia Arc S.

Ảnh chụp từ Sony Ericsson Xperia arc S.
Ảnh chụp từ Sony Ericsson Xperia Arc S.

Thiết bị chụp ảnh bị nhiễu trông khá rõ, đặc biệt là trong các vùng tối, nhưng chi tiết vẫn giữ được tốt. Tại vùng nhiều sáng, ảnh bị phơi sáng lâu nên mất các chi tiết tại đây. Màu ảnh hơi vàng, một số ảnh bị sắc hồng ở trung tâm. Tại các giao điểm giữa vùng tương phản cao, màu sắc hơi chuyển xanh. Máy chụp bình thường trong điều kiện thiếu sáng, ảnh bị nhiễu và nhiễu màu rõ rệt. Đèn flash LED hoạt động ở mức trung bình.

HTC Sensation XE.

Ảnh chụp từ HTC Sensation XE.
Ảnh chụp từ HTC Sensation XE.

Ảnh chụp bằng XE khá nhiễu. Dải tương phản động bị giới hạn, đồng nghĩa với việc mất chi tiết tại các vùng nhiều sáng và đổ bóng. Camera có độ phơi sáng tốt nhưng vẫn chưa đủ. Cân bằng sáng có xu hướng chuyển sang sắc vàng, màu bị đẩy hơi cao so với thực tế. Sensation XE là máy chụp bị nhiễu nhất khi dùng flash, làm mất rất nhiều chi tiế, trong khi chụp không flash thì lại khá tốt. Đèn flash LED của máy mạnh mẽ nhất trong 6 thiết bị trong bài kiểm tra.

HTC Titan.

Ảnh chụp từ HTC Titan.
Ảnh chụp từ HTC Titan.

HTC Titan có ống kính góc rộng nhưng bị mất chi tiết. Khả năng khử nhiễu hoạt động mạnh tới mức ảnh trông giống các bức vẽ màu nước, tuy nhiên lại bị nhiễu màu. Titan có khả năng hiển thị chi tiết tốt trong khu vực tương phản nhưng vẫn bị đổ vàng như Sensation XE và hầu hết ảnh đều bị đổ hồng ở vùng trung tâm. Chụp ảnh với Titan khi tối khá nhiễu, đèn flash mạnh nhưng vẫn có bóng màu gây ảnh hưởng tới ảnh.

 

Khả năng quay video độ phân giải HD.

iPhone 4S (Full HD 1801p).

iPhone 4S hiển thị chi tiết tốt hơn 5 thiết bị còn lại, đi kèm với đó là dung lượng "khủng". Đoạn video dài 20 giây nặng gần 60MB và không có lựa chọn quay phim 720p để tiết kiệm bộ nhớ. Như vậy, với video 10 phút sẽ mất khoảng 1,7 đến 1,8GB, tức là bộ nhớ 16GB của iPhone 4S không đủ để chưa 10 video như trên. Khi quay buổi tối, video hiển thị chi tiết tốt, nhưng vẫn có nhiễu. Chức năng xhoongs rung và khóa tiêu cự trên iPhone 4S phát huy được tác dụng của mình. Tuy nhiên, âm thanh của video lại chỉ đạt 64Kb/giây (định dạng AAC).

Nokia N9 (720p).

Nokia N9 là một trong những máy có khả năng quay phim 720p cho chi tiết tệ nhất. Các vùng tương phản kém cho thấy rõ tính năng quay phim của N9. Video hơi vỡ hình, tùy thuộc vào điều kiện quay, không đạt được 30 khung hình/giây mà chỉ khoảng 25 đến 27 khung hình. Mặc dù có khẩu lớn, video quay trong điều kiện thiếu sáng vẫn bị nhiễu và cử động bị mờ. Âm thanh stereo 132Kb/giây (định dạng AAC) tốt hơn so với của iPhone 4S.

Samsung Galaxy S II (1080p).

Galaxy S II quay video khá tốt, đầy đủ chi tiết. Chế độ cân bằng sáng vẫn đổ màu sang xanh như khi chụp ảnh, ngoài ra thì màu sắc cũng như chất lượng video không có gì phải bàn. Nếu muốn màu của video tốt hơn nữa, người dùng có thể chuyển chế độ quay phim về 720p thay vì 1080p mặc định. Khi quay phim trời tốt, nhiễu làm loạn chi tiết nhưng về cơ bản vẫn ổn. Quay phim Full HD trong điều kiện thiếu sáng khiến khung hình bị rớt xuống 25, tuy nhiên, nếu quay 720p thì vẫn ổn định ở 30 khung hình/giây. Âm thanh mono với bitrate 60 Kb/giây (AAC).

Sony Ericsson Xperia Arc S (720p)

Máy quay video 720p chất lượng chi tiết khá tốt, tuy nhiên việc nén video hơi...quá đà khiến một số vùng bị mịn. Máy cũng không giữ được trọn vẹn khung hình nếu quay trong điều kiện thiếu sáng, video bị nhiễu khá nhiều và mất chi tiết. Âm thanh 128 Kb/giây (AAC).

HTC Sensation XE (1080p)

Video quay bằng Sensation XE cho chi tiết rất tốt, nhưng video cũng bị nén quá mức như Xperia nên mất chi tiết tại các vùng tương phản kém. Màu sắc bị đẩy rực, cử động bị mờ rõ hơn hẳn so với các đối thủ. Trong điều kiện thiếu sáng, chất lượng quay phim giảm rõ rệt. Cả chế độ quay Full HD lẫn 720p đều chỉ đạt dưới 24 khung hình/giây. Âm thanh 128 Kb/giây (AAC).

HTC Titan (720p)

HTC Titan quay video 720p rất tốt, nhưng vẫn bị lỗi nén quá khiến mờ một số chi tiết tại các vùng nhất định. Chất lượng quay trong điều kiện thiếu sáng vẫn khá tốt, nhiễu vừa phải và bắt chi tiết vẫn đầy đủ. Âm thanh stereo ở định dạng AAC.