Siêu đập Tam Hiệp: Thủy điện vĩ đại nhất thế giới
Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới với chiều dài 2.308m, cao 185m, chiều rộng đỉnh đê 15m, đáy đê 124m. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỉ tấn.
Lượng nước của đập đủ khả năng sản xuất khoảng 22,5 triệu kilowatt điện (hay 22.500 megawatt), tương ứng công suất của 15 nhà máy điện hạt nhân.
Dự án Tam Hiệp đến nay là dự án xây dựng có quy mô lớn nhất của Trung Quốc, chính thức khởi công vào ngày 14/12/1994, năm 2003 mới có đơn vị đầu tiên phát điện, năm 2006 đập Tam Hiệp xây dựng hoàn tất, tổng chiều dài công trình là 2309 mét, độ cao 185 mét.
Siêu đập Tam Hiệp: Khiến Trung Quốc chia rẽ nội bộ
Ý tưởng xây dựng đập Tam Hiệp có từ thời lãnh tụ Tôn Trung Sơn. Năm 1919, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu cho dự án xây dựng con đập này và kéo dài đến năm 1930.
Sau trận lụt lịch sử năm 1949, Trung Quốc càng đẩy mạnh quá trình nghiên cứu xây dựng con đập nhằm điều tiết lũ. Tuy nhiên nghiên cứu này bị gián đoạn do tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc có nhiều biến động. Mãi tới năm 1980, lãnh đạo Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình mới cho khởi động lại dự án nghiên cứu này.
Trước đó, theo tiến sĩ Vương Duy Lạc - chuyên gia thuỷ lợi nổi tiếng sống tại Đức - thì đập Tam Hiệp ngay từ đầu khi biểu quyết xây dựng đã vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí có tin nếu Chủ tịch Trung Quốc thời điểm đó là Giang Trạch Dân không dùng hình thức kỷ luật Đảng để yêu cầu các đại biểu là Đảng viên phải ủng hộ những quyết sách của Trung ương Đảng thì con đập đã không được xây dựng.
Lý do là khi biểu quyết quyết định xây dựng đập Tam Hiệp, tỷ lệ đại biểu tán thành dự án đập Tam Hiệp vừa đúng hơn 2/3, tương đồng với tỷ lệ đại biểu đảng viên trong Quốc hội Trung Quốc.
Người dân Trung Quốc thời điểm đó cũng được biết rất ít thông tin về con đập này, thậm chí truyền thông chỉ cho phép đưa tin về những lợi ích của con đập mà không được đưa ra tác hại và sự đánh đổi về môi trường.
Rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của việc xây dựng đập Tam Hiệp. Năm 1996 nhà khoa học bê tông Trung Quốc Lưu Tôn Hy đã viết thư cho lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo về tuổi thọ của con đập. Ông cho biết đã nghiên cứu chuyên sâu về tuổi thọ của đập bê tông trong và ngoài nước, quan điểm cho rằng tuổi thọ của đập Tam Hiệp là 500 năm hay 1000 năm là sai lầm; tuổi thọ của những con đập bê tông mà ông nghiên cứu ở Nhật Bản thường chỉ được 100 năm, còn tuổi thọ của các đập bê tông ở Trung Quốc chỉ là 50 năm.
Ông Hoàng Vạn Lý chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc cũng từng ba lần gởi thư cho ông Giang Trạch Dân khuyên không nên xây dựng đập Tam Hiệp, vì xây dựng rồi sau này cũng phải phá bỏ. Ông chỉ ra tác hại của đập Tam Hiệp từ các khía cạnh địa chất, môi trường, sinh thái và quân sự.
Chính vì những lý do trên mà nội bộ Trung Quốc từng rất chia rẽ xem quyết định có nên xây dựng đập Tam Hiệp hay không. Ngoài những lợi ích về năng lượng, điều tiết nước thì con đập này cũng cho thấy những đánh đổi rất đắt giá về môi trường và đất đai.
Trước những lo ngại cảnh báo của các chuyên gia về đập Tam Hiệp, ngày 16/9/2015, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã ký sắc lệnh về “Quy định về đảm bảo an ninh vùng thủy lợi trong điểm đập Tam Hiệp”. Trung Quốc bố trí "trọng binh" phòng thủ dày đặc nhất đất nước tại đập Tam Hiệp. Xung quanh đập Tam Hiệp gồm nhiều lớp phòng thủ, với hệ thống tên lửa phòng không và lực lượng quân đội vũ trang bảo vệ 24/24.
Siêu đập Tam Hiệp bị vỡ: Trung Quốc sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới?
(Techz.vn) Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất Trung Quốc và thế giới. Tuy đập Tam Hiệp mang lại nguồn năng lượng khổng lồ nhưng nếu con đập này vỡ thì Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả vô cùng kinh khủng.