Kinh nghiệm cầm lái

Sau 2 tháng xử phạt lái xe về nồng độ cồn: cục diện giao thông cả nước thay đổi đáng 'kinh ngạc'

Sau 2 tháng xử phạt lái xe về nồng độ cồn: cục diện giao thông cả nước thay đổi đáng 'kinh ngạc'

Cụ thể, chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2020, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 454.233 trường hợp vi phạm giao thông, phạt tiền gần 398 tỷ đồng. Riêng vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 23.590 trường hợp vi phạm.

Sau 2 tháng xử phạt lái xe về nồng độ cồn: cục diện giao thông cả nước thay đổi đáng 'kinh ngạc'

Trong đó, vi phạm của xe ô tô là 1.447 trường hợp (chiếm 6,13%); mô tô, xe máy là 22.091 trường hợp (93,64%). Có 5 trường hợp xe máy chuyên dùng vi phạm nồng độ cồn (chiếm 0,02%); 47 trường hợp xe đạp, xe máy điện vi phạm (0,2%).

Sau 2 tháng xử phạt lái xe về nồng độ cồn: cục diện giao thông cả nước thay đổi đáng 'kinh ngạc'

Hiện tại, các địa phương có số trường hợp vi phạm nồng độ cồn cao là Đắk Lắk 1.317 trường hợp, Tây Ninh 1.200 trường hợp, Thanh Hóa 1.176 trường hợp, Bắc Giang 1.042 trường hợp, Đồng Nai 970 trường hợp, TP. Hồ Chí Minh 948 trường hợp, Cà Mau 818 trường hợp, Gia Lai 834 trường hợp và Hà Nội 853 trường hợp...

Sau 2 tháng xử phạt lái xe về nồng độ cồn: cục diện giao thông cả nước thay đổi đáng 'kinh ngạc'

Mốt số địa phương đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở như: Trà Vinh 394 trường hợp, Cà Mau 349 trường hợp, Kiên Giang 304 trường hợp, Long An 286 trường hợp, TP Hồ Chí Minh 288 trường hợp…

Bên cạnh những trường hợp vi phạm hợp tác với CSGT thì không ít trường hợp phản kháng với yêu cầu của lực lượng chức năng, và các trường hợp này đều bị xử lý nghiêm theo quy định. Cụ thể, Đắk Lắk có 56 trường hợp, Cà Mau 33 trường hợp, Tây Ninh 30 trường hợp, TP. Hồ Chí Minh 24 trường hợp, Tiền Giang 20 trường hợp, Kiên Giang 20 trường hợp…

Sau 2 tháng xử nghiêm vi phạm nồng độ cồn, Nghị định 100 đã thực sự đi vào cuộc sống, tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành vi của đông đảo người dân. Hiện tại, nhiều người dân đã không uống rượu bia khi lái xe, hoặc chuyển sang đi xe công nghệ để đi nhậu, dẫn đến số vụ tai nạn giao thông đã giảm gần 800 vụ, số người chết giảm đi 200 người, không còn vụ tai nạn chấn động dư nào như trước đây nữa.

Đánh giá về hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định 100 sau 2 tháng, đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: “Chúng ta đã đi đúng hướng, ngoài việc thực hiện các cao điểm thì cần duy trì cường độ tuyên truyền và kiểm soát thường xuyên, liên tục và kiên trì. Trong thực tế chúng ta đã có nhiều chính sách đảm bảo ATGT rất tốt, nhưng sau khi chấm dứt cao điểm mọi chuyện lại đâu vào đấy. Đây là những bài học thực tiễn cần tiến hành tổng kết và rút kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn. 

Lần này Chính phủ đã chỉ đạo quyết tâm duy trì nhịp độ kiểm soát vi phạm nồng độ cồn trong suốt năm 2020 và các năm tiếp theo. Ủy ban ATGT Quốc gia chọn chủ đề năm 2020 là “Đã uống rượu bia không lái xe” với các giải pháp lâu dài, các chỉ đạo của Bộ Công an và các chuyên đề thường xuyên liên tục của lực lượng CSGT đều thể hiện rất rõ quyết tâm này".

 

Nghị định số 19/2020: CSGT có thể sẽ bị ra khỏi ngành nếu có hành vi 'vòi tiền' người vi phạm

(Techz.vn) Nghị định số 19 sẽ có hiệu lực từ ngày 31/3/2020. Riêng quy định về việc cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm và một số điều khoản khác sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020.