Sau 15 năm, bí mật động trời về các cầu thủ U23 trong đại án Bacolod lần đầu được hé lộ
SEA Games 2005, Việt Nam bước vào giải đấu với quyết tâm rất cao. Ngày ấy, chúng ta sở hữu hàng loạt cái tên đình đám, khiến mọi đối thủ phải e ngại. Với những Văn Quyến, Quốc Anh, Quốc Vượng… mục tiêu của U23 Việt Nam dĩ nhiên là tấm huy chương vàng danh giá. Mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ, chúng ta đi một mạch vào bán kết, nhưng rồi lại để thua trước U23 Thái Lan và một lần nữa lỡ hẹn với danh hiệu cao nhất.
Huy chương bạc cũng không phải điều quá tệ. Nhưng những gì sau tấm huy chương ấy mới khiến dư luận phẫn nộ và tức giận. Vụ bán độ động trời do chính lứa cầu thủ vàng thực hiện như cú tát mạnh vào toàn BHL cũng như người hâm mộ. Sau này, họ có nói với truyền thông rằng không nghĩ đó là bán độ, vì Việt Nam vẫn thắng chứ có thua đâu?!. Một số người cho rằng nỗi buồn Bacolod năm ấy chỉ là sai lầm tuổi trẻ, các cầu thủ còn non nớt. Nhưng với những gì vừa được tiết lộ thì có vẻ như lứa U23 năm đó không hề ngây ngô như chúng ta tưởng.
Trong những ngày ở Bacolod (Philippines), HLV trưởng Riel thậm chí còn thức đêm để trông chừng cầu thủ. Điều đó cho thấy vấn đề kỷ luật và ý thức của họ có vấn đề như thế nào. Cách quản lý đó cũng không thể giúp vị chiến lược gia người Áo quản được học trò. Họ vờ xin ra ngoài để ăn đêm, nhưng sau đó lại tổ chức những buổi thác loạn trong phòng ngủ. Có rất nhiều trò để giải trí tại “căn phòng bí mật”, từ rượu mạnh đến thuốc lá xịn, chẳng thiếu thứ gì.
Theo lời kể của Lê Công Vinh trong cuốn tự truyện: “SEA Games 23 là một giải đấu đáng nhớ về mặt chuyên môn. Cảm giác đứng chung với một thế hệ tài năng thật dễ chịu. Đá cùng những người giỏi cho bạn cảm giác yên tâm. Và khi đã yên tâm, mình cảm giác xử lý bóng tự tin hơn. Đến trận đấu thứ 3, chúng tôi giành chiến thắng 1-0, giành vé vào bán kết sớm một vòng đấu.
Chiến thắng ấy có vẻ không mãn nhãn lắm nhưng tôi vẫn không biết đấy là nguồn cơn của tai hoạ. Lúc ấy, đã có nhiều cầu thủ đánh bài với nhau trong đội. Lúc ấy, có nhiều cầu thủ bật Play Station lên nhưng không chơi mà để hai đội trong máy tự đá với nhau. Họ sẽ ngồi xem và cá độ.
Nhưng tôi vẫn không xem việc ấy là bất thường, có trách là trách Ban huấn luyện quản lý không chặt. Vả lại từ đánh bạc, chơi cá độ vui đến bán độ là một chặng đường rất xa”.
Họ vẫn ra sân, vẫn đá như không có gì xảy ra. Chỉ là phía sau những đôi chân, những đường bóng đó là đầy sự toan tính. Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh, Châu Lê Phước Vĩnh đã bàn bạc trước với nhau rằng chỉ thắng cách biệt Myanmar 1 bàn, để sau đó nhận 20-30 triệu đồng từ một người lạ mặt!? Cả nhóm đi đến thống nhất để có tiền, đồng thời giúp Quốc Vượng thắng độ 250 triệu đồng.
Nhiều người nhận thấy sự bất ổn sau vòng bán kết, nhưng mọi chuyện chỉ được sáng tỏ sau khi SEA Games 2005 kết thúc và tất cả về nước. HLV Lê Thụy Hải, một trong những người đầu tiên biết đến việc các cầu thủ bán độ nhớ lại, Tài Em chỉ báo trước 2 tiếng trước khi U23 bước vào bán kết mà thôi, chứ không phải 1 ngày như báo chí đăng tải. Mới đầu, Tài Em muốn nói với trợ lý ngôn ngữ Hùng Cường. Tuy nhiên, anh Hùng Cường đang lo đồ ăn nhẹ cho cả đội, vì thế mà cầu thủ này nói với ông Hải.
Dẫu vậy, HLV Lê Thụy Hải lúc đó bàn bạc với trợ lý Hùng Cường và quyết định không nói với HLV trưởng Rield để giữ danh dự cho Tổ quốc. Họ chọn báo cho lãnh đạo đoàn trước. Đồng thời, ông Hải cũng gặp và nói chuyện với một số cầu thủ Đà Nẵng, yêu cầu họ tránh xa vụ việc này.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại chìm nghỉm một cách khó hiểu chỉ vì U23 Việt Nam vẫn thắng bán kết. “Bây giờ tôi suy nghĩ rằng ngay lúc đó cần phải họp đội lại để chấn chỉnh cầu thủ thì trận chung kết sẽ khác”, HLV Lê Thụy Hải tiếc nuối.
“Việc đó đau xót lắm. Tôi rất quý Quyến và Vượng vì các em tài năng thực sự. Các em luôn chơi hết mình. Họ yêu bóng đá, thích được cống hiến. Lứa cầu thủ đó rất hay, sau này Quốc Anh còn có Quả bóng vàng, Anh Đức, Vũ Phong đều rất xuất sắc. Các em chỉ suy nghĩ không đúng đắn trong một lúc dẫn đến con đường khác. Các bạn hãy thông cảm và tha thứ”, ông Hải “lơ” chia sẻ.
Nỗi đau Bacolod năm đó để lại cho bóng đá Việt Nam vết nhơ khó xóa bỏ. Văn Quyến, Hải Lâm, Quốc Vượng đều bị đưa ra xét xử. Trong đó, Quốc Vượng nhận án 4 năm tù, các cầu thủ còn lại được hưởng án treo. Dù sau đó được trở lại với sân cỏ, nhưng rồi họ cũng chẳng còn giữ được phong độ, chỉ còn là cái bóng của chính mình và dần giải nghệ.
Nhưng vấn đề ở đây, chúng ta trách các cầu thủ 1, lại giận hệ thống giáo dưỡng họ 10. Lật lại vấn đề mới thấy, bóng đá Việt Nam thời đó chỉ chú trọng thành tích mà quên béng việc giáo dục cầu thủ. Điều đó vô tình biến các cầu thủ đá bóng như một cỗ máy, không tự mình phân biệt được đúng – sai, phải – trái.
“Có cầu thủ không phải thiếu tiền nhưng vẫn tham gia. Vì sao họ làm thế? Vì họ chỉ nghĩ đó là một trò chơi. Tôi cho rằng các CLB phải giáo dục từ nhỏ, nếu không cầu thủ sẽ hỏng. Đó là quy luật. Tôi nói với các cầu thủ đừng dại dột, đừng nghĩ là sẽ kín. Tôi ở trong nghề, tôi biết thế nào là đá tình cảm, thế nào là đá vì tiền”, HLV Lê Thụy Hải nói.
Nhưng suy cho cùng, sau Bacolod, người đau đớn nhất không phải BHL, không phải các cầu thủ, càng chẳng phải những vị lãnh đạo, mà chính là người hâm mộ, những người trao trọn niềm tin yêu cho U23 năm đó. HLV Riedl sau vụ bán độ năm ấy từng ngao ngán nói: “Các cầu thủ Việt Nam bán độ đã phạm phải một tội ác. Họ đã nhẫn tâm phản bội lại những giá trị tốt đẹp của bóng đá. Tệ hại hơn, họ đã phản bộ lại hàng triệu triệu CĐV trung thành nhất. Vì quá yêu tiền, họ đã chà đạp lên tất cả”.
Những điều kỳ lạ trong bóng đá: Park Ji Sung sung mãn vì ăn thịt chó, Kaka được Chúa cứu sống?
(Techz.vn) – Lịch sử bóng đá có rất nhiều điều bí ẩn chưa tìm được lời giải. Dưới đây là 10 điều nhân loại vẫn còn thắc mắc, điều cối cùng khiến tất cả rợn tóc gáy.