Giải trí

Sa Tăng từng là yêu quái 9 lần ăn thịt Đường Tăng, quá khứ 'dữ dội' nhất trong 3 đồ đệ

Nếu Tôn Ngộ Không lanh lợi, hoạt bát, Trư Bát Giới tham ăn, nhát gan thì Sa Tăng dù là tam đệ nhưng lại có tính cách trầm ổn nhất trong 3 đồ đệ của Đường Tăng. Thế nhưng, trong 3 người thì Sa Tăng lại có quá khứ "dữ dội" nhất, khiến ai nấy đều bàng hoàng khi biết tới. 

Sa Tăng vốn là Quyển Liêm Đại tướng - chức quan trên Thiên Đình chuyên trông rèm cho Ngọc đế. Thế nhưng vì say rượu trong hội bàn đào rồi làm vỡ chén lưu ly mà bị Ngọc đế đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Đáng chú ý, xuyên suốt trong Tây Du Ký, Sa Tăng chính là yêu quái duy nhất ăn thịt được Đường Tăng, còn ăn đến tận 9 lần trong 9 kiếp.

"Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh" - tác phẩm ra mắt trước cả "Tây Du Ký" từng ghi lại lời Sa Tăng từng thừa nhận với Tam Tạng pháp sư rằng chiếc vòng đầu lâu mà y đeo trên cổ được làm từ đầu lâu của người mà y đã từng ăn thịt. "Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem", Sa Tăng nói. 

Đến khi tác giả Ngô Thừa Ân viết lên Tây Du Ký, ông cũng miêu tả Sa Tăng như sau: "Khắp đầu tóc đỏ rối tung, hai mắt tròn xoe sáng trưng như đèn, mặt thì đen sậm, tiếng thét ầm vang như tiếng sấm, mình khoác áo lông ngỗng vàng, lưng thắt hai dải mây rừng trắng bóng, cổ đeo chuỗi vòng 9 đầu lâu, tay cầm bảo trượng hung dữ ngang tàng".

Như vậy, 9 đời của Đường Tăng đều kết thúc dưới tay Sa Tăng. Đến đời thứ 10, nhờ sự trợ giúp của Bồ Tát, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới mà Ngài đã cảm hoá được Sa Tăng. Chuỗi vòng đầu lâu sau đó đã được hóa giải, trở thành 9 ngọn gió và biến mất.

 

Vị đại danh y uyên bác của Việt Nam: ‘Ông tổ’ của Đông y, được đặt tên cho đường ở Hà Nội, TP.HCM

Ông là vị danh y nổi tiếng được xem là ‘ông tổ’ của nền y học cổ truyền Việt Nam, ông từng chữa bệnh cho vua và thế tử. Không chỉ tinh thông y thuật, ông còn là người học cao, hiểu biết sâu rộng về văn chương, dịch lý.