Bài viết liên quan
Nếu nhìn vào ánh hào quang của Apple chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng được làm việc trong một phần nhỏ của hãng là một niềm vinh dự. Vinh dự khi mình góp phần vào việc tạo nên một sản phẩm đẹp, sang trọng và tiện dụng. Thế nhưng đằng sau nó chất chứa những gì thì chẳng ai hiểu được cho đến khi mọi việc được phanh phui.
Mới đây, tờ Businessweek đã công bố một báo cáo điều tra theo chân một công nhân ở Nepal tên là Bibek Dhong, người đã trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất camera cho iPhone 5 và đã trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ.
Để tạo ra một sản phẩm tuyệt vời như iPhone 5 cần rất nhiều công đoạn, hơn nữa Apple lại cung cấp chúng số lượng lớn trên toàn thế giới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy cần một lượng công nhân rất lớn trực tiếp làm việc tại các nhà máy để tạo ra linh kiện cung cấp cho chiếc iPhone. Và Apple chọn Trung Quốc làm bến đỗ bởi những nhân công nơi đây có giá rất rẻ.
Nhà máy sản xuất linh kiện này đã tích cực tìm kiếm các nhân công giá rẻ từ các nước như Indonesia, Campuchia, Myanmar, Nepal và cả Việt Nam nữa.
(Ảnh minh họa)
Trở lại với nhân vật chính của chúng ta Anh Bibek Dhong, một người Nepal may mắn được nhà máy Flextronics International tuyển dụng thông qua các chi nhánh của mình. Tuy nhiên thay vì được công ty hỗ trợ phí di chuyển công tác thì chính ảnh phải bỏ tiền đi sang tận Malaysia để làm việc. Thật không may mắn khi tiền đi lại chưa kịp hồi lại tay thì anh đã bị sa thải không lâu sau đó và ngay cả đến hộ chiếu cũng bị hủy. Việc mất hộ chiếu khiến anh Bibek Dhong nói riêng và những người công nhân khác nói chung phải lưu lạc nơi xứ người khi không thể hành hương trở về quê nhà.
Thảm kịch chưa dừng lại ở đó Bibek Dhong và các nhân công khác nhanh chóng rơi vào tình trạng nợ nần thậm chí họ còn bị bỏ đói ngay sau khi bị sa thải. Trong khoảng thời gian khó khăn này Dhong cho biết anh đã thấy một người công nhân gần như bị phát điên, luôn lẩm bẩm và hét lên với chính mình ở trong ký túc xá.
Có lẽ nhiều người không được may mắn như Bibek Dhong, anh bị bắt giữ trong tình trạng gần như chết đói và được hỗ trợ trở về quê hương của mình. Một câu chuyện rất đau lòng của một ông lớn đang nắm giữ thị trường smartphone toàn thế giới, lợi nhuận hằng năm có thể nói là khổng lồ mà ngay đến đời sống của một công nhân nhỏ nhoi góp phần tạo nên sản phẩm của họ lại phải chịu hoàn cảnh như thế này.
Và sau chuyện này ai có ý tưởng làm việc cho Apple nên xem lại, bởi dân gian có câu : “Mật ngọt chết ruồi” mà.
Đọc thêm : Chip M7 Và Kế Hoạch Của Apple