Đời sống

Quy tắc mã số định danh cá nhân mà hàng triệu người Việt Nam ít ai biết: Khác hoàn toàn với CMND cũ!

Lâu nay, hai khái niệm này dẫn đến những hiểu lầm không đáng có cho người dân. Tuy nhiên, theo như văn bản quy phạm pháp luật khẳng định mã số định danh cá nhân chính là số thẻ căn cước.

Kể từ thời điểm chuyển từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân, cụm từ "mã số định danh cá nhân" ngày càng quen thuộc với người dân. Đây được xem là một trong những giấy tờ được sử dụng trong nhiều thủ tục hành chính và có vai trò quan trọng trong kết nối, liên thông dữ liệu công dân.

screenshot-1543-1690167041.jpg

 


Theo điều 19 Luật Căn cước công dân khẳng định  mã số định danh cá nhân chính là số thẻ Căn cước công dân. Số định danh cá nhân sẽ do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.Con số cụ thể này được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, khai thác thông tin của công dân. 

Như vậy, mã số định danh cá nhân của mỗi công dân là duy nhất, không trùng lặp với bất cứ ai. Khi đi làm thẻ căn cước công dân gắn chíp, mã số định danh cá nhân cấp trước đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền dùng để làm số căn cước công dân.

Theo nghị định 137/2015 quy định, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số và chính là số căn cước công dân. Mã số định danh có cấu trúc như sau:
- 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Ví dụ: Hà Nội là 001, TP HCM 079, Đà Nẵng 048, Hải Phòng 031,...

- Số thứ 4 là mã thế kỷ sinh, mã giới tính. Ví dụ: Thế kỷ 20 thì nam số 0, nữ số 1; thế kỷ 21 thì nam 2 nữ 3,...
- 2 số tiếp theo là mã năm sinh của công dân
- 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Khác với chứng minh thư nhân dân cũ, mã số định danh cá nhân sẽ tích hợp nhiều thông tin của công dân như họ tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, tạm trú, quê quán, dân tộc, tôn giáo, thông tin chủ hộ và các thành viên trong gia đình…


Tầm quan trọng của mã số định danh cá nhân 


Từ khi Luật Cư trú có hiệu lực vào tháng 7/2021, việc quản lý về cư trú của công dân dựa trên mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. Ngoài ra, những loại giấy tờ liên quan đến nhân thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu...cũng sẽ không cần thiết khi có số định danh cá nhân. 

screenshot-1542-1690167041.jpg
 


Được biết, mỗi một mã định danh đều gắn với các thông tin cơ bản của một cá nhân như Họ tên khai sinh, ngày tháng năm sinh,... được Bộ Công an quản lý. Từ dữ liệu trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các tổ chức sẽ dùng mã số định danh cá nhân để kiểm tra thông tin công dân trong trường hợp cần thiết. Như vậy, việc quản lý bằng công nghệ hiện đại sẽ dần thay thế các loại giấy tờ bằng giấy trong thời gian sớm nhất. 

Ngoài những thông tin cơ bản của công dân mã định danh còn thay cho mã số thuế cá nhân để khai báo thuế. Theo khoản 7 điều 35 Luật Quản lý thuế, khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã này sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế.
Không chỉ vậy, những thủ tục trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản trong tương lai cũng sẽ không cần vô số các giấy tờ liên quan mà chỉ cần dùng duy nhất một mã số định danh. 


Hướng dẫn cách xin cấp mã số định danh cá nhân


Theo điều 14 nghị định 137/2015, với những công dân đăng ký khai sinh khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch phải chuyển các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm mã số định danh.

Như vậy, từ thời điểm khi trẻ em đăng ký thành công khai sinh sẽ được cơ quan quản lý cấp ngay một mã số định danh cá nhân, dùng đến suốt đời.

Đối với trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên cơ sở dữ liệu. Ngay sau khi tạo được mã số định danh, công an các địa phương ở cấp phường, xã nơi thường trú sẽ liên hệ và thông báo mã định danh cá nhân này đến công dân.

screenshot-1540-1690167041.jpg
 

Trong trường hợp công dân đã có số định danh nhưng sau đó muốn thay đổi những thông tin liên quan quan đến năm sinh hay giới tính thì cơ quan quản lý sẽ làm lại số định danh cho công dân.

Hướng dẫn tra cứu mã số định danh cá nhân cụ thể theo từng đối tượng 


Trường hợp 1: Đối với người đã có căn cước công dân 12 số gắn chip thì số căn cước chính là mã số định danh cá nhân.
Trường hợp 2: Đối với những người chưa có căn cước công dân tra cứu số định danh cá nhân của mình trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú như sau:
-Truy cập Dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ dichvucong.dancuquocgia.gov.vn và đăng nhập.
- Tại ô tìm kiếm nhập từ "Thông báo lưu trú" sau đó chọn nộp trực tuyến.
- Mã số định danh cá nhân sẽ hiển thị ở mục Thông tin người thông báo.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, hiện tại đã có ứng dụng VNeID của Bộ Công An về quản lý dữ liệu công dân. Vì vậy, người dân có thể tra cứu số định danh trên ứng dụng này. Sau khi tải về, truy cập, ngay ở giao diện chính, bạn chọn vào "Thông tin cá nhân" sẽ hiện ra.

Trường hợp 3: Đối với trẻ em mã số định danh sẽ được in sẵn ngay trên Giấy khai sinh. 

Đặc biệt hơn, khi truy cập ứng dụng VNeID, người dân chọn vào mục "Thông tin lưu trú", toàn bộ thông tin mã số định danh của các thành viên trong cùng hộ gia đình sẽ được hiển thị một cách đầy đủ.

 

99% người dùng không biết đến tính năng quyền lực này trên ứng dụng định danh điện tử VNEID!

Theo Bộ Công An, sau khi đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID, bất kỳ công dân nào cũng có thể tiến hành tố giác tội phạm theo hình thức trực tuyến.