Quốc gia kiên quyết xin LHQ đổi tên nước vì quá xấu hổ, biết được lý do ai cũng phải đồng tình
Giữa năm 2022, một sự kiện quốc tế khiến cả thế giới chú ý. Đó là chuyện chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thư đến Liên Hợp Quốc yêu cầu đổi tên quốc tế của quốc gia mình thành Türkiye. Ngày 1/6, Liên Hợp Quốc đã thông báo sẽ dùng tên “Türkiye” thay cho tên cũ “Turkey” của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, vào cuối năm 2021, Tổng thống của Thổ Nhĩ Kỳ - Recep Tayyip Erdogan chia sẻ: “Türkiye là lựa chọn tốt nhất và thể hiện được nền văn minh, văn hóa, các giá trị của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Lý do của việc đổi tên này xuất phát từ ý nghĩa của từ “Turkey”. Nó trùng với loài gà tây và được từ điểm Cambridge định nghĩa là thứ gì đó thất bại nặng nề hoặc một người ngu ngốc, ngớ ngẩn. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ muốn đổi tên quốc gia để tránh ý nghĩa không tốt này.
Trên thực tế, chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đối mặt với rất nhiều áp lực về việc đổi tên này. Ở Thổ Nhĩ Kỹ, người dân đã tự gọi tên nước là Türkiye vào năm 1923, sau khi tuyên bố độc lập.
Lại nói về Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một đất nước rất xinh đẹp, gắn liền với nhiều điều thú vị. Nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ là nhắc đến thành Troy. Đó là nơi xuất xứ của câu chuyện “Con ngựa thành Troy” sau này được chuyển thể thành bộ phim “Troy” nổi tiếng Hollywood.
Có thể bạn không biết, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi xuất khẩu nhiều hạt dẻ nhất thế giới, chiếm đến 80% sản lượng toàn cầu. Ngoài ra, người dân nước này uống trà nhiều đến mức trung bình 1 năm 1 người sẽ uống khoảng 3 cân trà.
Bất ngờ hơn cả, Thổ Nhĩ Kỳ mới là nơi đầu tiên trồng hoa tulip chứ không phải Hà Lan. Một sứ giả Hà Lan sau khi đến thăm thú đất nước này đã mang giống hoa về trồng tại Amsterdam và biến nó thành loài hoa gắn liền với quốc gia mình.
Đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn có thể có trải nghiệm có một không hai với khinh khí cầu. Điểm bay khinh khí cầu đẹp nhất thế giới nằm ở quốc gia này.
Bí mật chưa kể về nơi duy nhất trên thế giới không có chuột, người dân còn chưa từng thấy ngoài đời
Đây là nơi duy nhất trên thế giới có thể quét sạch bóng dáng loài chuột. Rất nhiều người dân của họ từ khi sinh ra đến nay còn chưa được nhìn thấy con chuột ngoài đời thực như thế nào.