Doanh nghiệp

Quan điểm đầu tư của shark Việt: Chia tay nhau trong thành công, 'giống như Thánh Gióng thắng lợi rồi cởi áo giáp mà đi, ở lại chia phần mệt lắm!'

"Trao 51% cổ phẩn của startup cho shark, liệu có phải họ đang vùng an toàn cho shark không?", ông Nguyễn Tiến Trung- chủ tịch Kankyo Việt Nam hài hước hỏi shark Việt về khái niệm vùng an toàn trong một buổi giao lưu mới đây tại Hà Nội. Ông Trung cũng là thành viên trong hội đồng thẩm định vòng tuyển chọn  khu vực Hà Nội của chương trình Shark Tank Việt Nam.

Một điều khá thú vị được vị chủ tịch Intracom bật mí là cả đời ông có vùng an toàn. "Chấp nhận không an toàn là an toàn. Đã làm startup là phải dũng cảm, không thành công thì thành nhân", shark Việt nhấn mạnh.

Lý do vì sao shark Việt muốn đầu tư lên tới 51% cổ phần start up là bởi muốn cả hai bên cùng giữ chữ tín và đi với nhau đến cùng. Trên thực tế vị doanh nhân này từng có kinh nghiệm xương máu về việc góp vốn nhưng đối tác không giữ chữ tín và đem số tiền này dùng vào việc khác dẫn tới kiện cáo. Bởi vậy chữ tín là điều quan trọng hàng đầu với shark Việt.

Theo doanh nhân này, vấn đề là startup và shark hợp tác làm với nhau là gì. Chữ tín ở chỗ ta đi với nhau, gắn bó với nhau. Chữ tín này không mua được bằng tiền.

"Tôi muốn khi tôi góp vốn với startup nào 51% là tôi muốn đi với các bạn đến cùng. Sau khi các bạn thành công rồi chúng ta sẽ chia tay nhau trong thành công. Bởi vì huyền thoại của Việt Nam là Thánh Gióng. Thắng lợi rồi cởi áo giáp mà đi, ở lại chia phần mệt lắm!", shark Việt cho biết.

Tính tới tập 8 của chương trình Shark Tank, đã có 5 start up được shark Việt đồng ý rót vốn.

Shark Việt lần đầu rót vốn vào CTCP Công nghệ Nhiệt Mặt Trời do nhà sáng lập 53 tuổi Nguyễn Văn Khỏe sáng lập tại tập 2. Theo đó ông quyết định đầu tư 1 triệu USD vào start up này chia theo giai đoạn, cụ thể là giai đoạn đầu tiên là 5 tỷ đồng cho 50% cổ phần; các giai đoạn tiếp theo với lộ trình 10 năm nếu đạt KPI. Ngoài ra Shark Việt còn đưa ra điều kiện nhà sáng lập phải tìm được người kế nhiệm trong vòng 5 năm tới. Đồng thời, ông cũng cho biết đầu tư cho Nhiệt Mặt Trời là hỗ trợ startup trong giai đoạn này và cam kết nếu công ty thành công sẽ nhượng lại cổ phần cho Nhà sáng lập.

Tiếp theo tập 5, Shark Việt quyết định đầu tư 12 tỷ đồng tiếp cận thị trường bất động sản tại Nhật vào start up nhà ma Tokai. Đồng thời ông cũng đồng ý với đề nghị của startup này về việc Tokai sẽ nâng vốn điều lệ và vốn góp đối ứng với Shark tương đương 49%.

Cũng trong tập 5, start up về đồ ăn vặt Vina Chuối nhận được đầu tư 2,3 tỷ đồng cho 51% cổ phẩn từ shark Việt và shark Dũng. Trong đó 1 tỷ đồng sẽ được rót trước để giải quyết vấn đề trước mắt là thiếu dòng tiền để kinh doanh, số tiền còn lại sẽ được giải ngân theo tình hình thực tế của công ty.

Tại tập 6, shark Việt đề nghị 5 tỷ đồng cho 51% cổ phần với startup về đồ bảo hộ lao động CDTS. Cuối cùng shark Linh và shark Việt đồng ý đầu tư 5 tỷ đồng cho 36% của start up này.

Tại tập 7, Shark Việt liên minh cùng Shark Hưng đầu tư 17 tỷ đồng cho startup công nghệ plasma, giúp làm lành vết thương mà không cần dùng đến kháng sinh PlasmaMed. Số tiền này được đổi lấy 20% cổ phần, trong đó 12% cổ phần có quyền biểu quyết, và 8% cổ phần ưu đãi cổ tức.

Theo: Cafebiz, Trí Thức Trẻ 

 

Những “Nỗi đau triệu USD” chưa từng tiết lộ của Shark Vương (P2): Ra quyết định khi cảm xúc đang lên cao nhất, có 1 đồng nhưng vay ngân hàng tận 10 đồng

(Techz.vn) Nối tiếp phần 1, dưới đây là 2 câu chuyện thất bại của Shark Trần Anh Vương trong talkshow “Nỗi đau triệu USD” để các startup cùng tham khảo, từ đó phần nào tránh được sai lầm trong quá trình khởi sự kinh doanh.