Giải trí

Phát hiện báu vật 25.000 năm tuổi khiến lịch sử nhân lại thay đổi hoàn toàn

Phát hiện báu vật 25.000 năm tuổi khiến lịch sử nhân lại thay đổi hoàn toàn

Mới đây theo Ancient Origins đưa tin, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mặt dây chuyền được chế tác bằng vật liệu độc lạ từ hang Santa Elina, nằm ở bang Mato Grosso miền Trung Brazil. Trong suốt nhiều năm qua, hang động này là khu vực chứa đựng bằng chứng cổ xưa về sự hiện dại của loài người ở Nam Mỹ.

Các nhà khảo cổ học từng suy đoán các cộng đồng ở "lục địa trẻ" lần đầu xuất hiện khoảng vài ngàn đến hơn chục ngàn năm trước là người từ các châu lục khác di cư sang khi các lục địa còn chưa tách rời hẳn nhau.

ka1-1689236366.jpg
 

Tuy nhiên những vật phẩm vừa phát hiện ra sẽ cung cấp dữ liệu đủ khiến nhiều tư liệu lịch sử khảo cổ phải được viết lại về tàn tích con người cổ đại ở Santa Elina. Đó chính là những mảnh xương từ 3 con lười cổ đại là loài đã tuyệt chủng hơn 10.000 năm trước đã được chế tác thành những mặt dây chuyền.

Từ đó các nhà khoa học đã xác định niên đại của những mặt dây chuyền này lên tới 25.000 năm tuổi, đẩy lùi mốc thời gian con người xuất hiện ở Nam Mỹ lùi về quá khứ rất xa.

ka2-1689236366.jpeg
 

Không chỉ thế, trong trầm tích hang, các tác giả từ Đại học Liên bang Sao Carlos (Brazil) còn tìm thấy các lớp xương con lười khổng lồ chất chồng lên. Điều này như một minh chứng cho thấy cộng đồng người bản địa ở Nam Mỹ có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với con số đó và chủ yếu săn con vật hiền lành khổng lồ này để làm thực phẩm và các vật dụng.

ka5-1689236366.jpg
 

Phát hiện mới về niên đại của vật phẩm này đã gỡ nút thắt về bằng chứng cho thấy con người từ xuất hiện 22.000 năm trước ở đại điểm Toca da Tira Peia ở miền Đông Brazil. Chính vì vậy, các nhà cổ nhân học đang cân nhắc viết lại đoạn lịch sử cổ đại ở Nam Mỹ nhờ báu vật từ Santa Elina và vẽ lại bản đồ di cư toàn cầu mặc dù câu hỏi về cách họ di chuyển từ quê hương Châu Phi tới Nam Mỹ vẫn chưa được giải đáp.

 

Danh tính 'mẹ đẻ' của Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm trên đảo Trường Sa Lớn: Cả thế giới có thể nhìn được

Với tổng diện tích 310m2, quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật mà còn là công trình tự hào khẳng định chủ quyền quê hương.