Khám phá mới

Ô nhiễm ánh sáng có thể xóa sổ bầu trời đêm: Một phần ba nhân loại không còn thấy được giải ngân hà

Martin Rees, nhà thiên văn học hoàng gia Anh vừa chia sẻ trên truyền thông: “Bầu trời đêm là một phần trong môi trường của chúng ta và sẽ là một thiếu sót lớn nếu thế hệ sau không bao giờ nhìn thấy nó.”

screenshot-1307-1685288840.jpg
 

Theo Rees, tình trạng ô nhiễm ánh sáng đã nhanh chóng trở nên tồi tệ trong vài năm qua, bao gồm cả kể từ năm 2016 khi các nhà thiên văn học báo cáo rằng Dải ngân hà không còn được nhìn thấy bởi một phần ba nhân loại.

Các nhà khoa học cho biết ô nhiễm ánh sáng hiện đang khiến bầu trời đêm sáng lên với tốc độ khoảng 10% mỗi năm.

screenshot-1308-1685288840.jpg
 

Christopher Kyba, thuộc Trung tâm Khoa học Địa chất Đức tiết lộ: “Một đứa trẻ sinh ra ở khu vực có thể nhìn thấy 250 ngôi sao vào ban đêm sẽ chỉ có thể nhìn thấy khoảng 100 ngôi sao khi chúng 18 tuổi.”

Mặc dù ô nhiễm ánh sáng đã là một vấn đề tồn tại từ lâu trong nửa thế kỷ, nhưng đợt bùng phát mới nhất của vấn đề này có thể bắt nguồn từ việc sử dụng ngày càng nhiều các đi-ốt phát quang (LED) và các dạng chiếu sáng ban đêm cường độ cao khác.

Ngoài việc sẽ không còn thấy nhiều ngôi sao vào ban đêm, ô nhiễm ánh sáng còn gây ra một số nguy cơ sinh thái khác.

screenshot-1309-1685288840.jpg
 

Vào năm 2019, các nhà khoa học phát hiện ra rằng vấn đề này đang góp phần gây ra “ngày tận thế của côn trùng” - ánh sáng có tác động lớn đến cách các loài bọ di chuyển, tìm kiếm thức ăn, sinh sản, phát triển và ẩn náu trước những kẻ săn mồi.

Ô nhiễm ánh sáng khiến rùa biển và các loài chim di cư bị ánh trăng dẫn đi nhầm đường. 

 

Người thân cận của hoàng gia Anh nghi ngờ Hoàng tử Harry đã phát hiện sự thật về Meghan

Theo cựu quản gia của cố Công nương Diana, Hoàng tử Harry "cuối cùng cũng nhận ra sự thật" về vợ mình là Meghan Markl.