Doanh nghiệp

Nokia đang làm gì để xây dựng lại đế chế?

Nokia đang làm gì để xây dựng lại đế chế?

Chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện hai thông tin trái chiều về sự trở lại của Nokia trên thị trường di động sau khi hết thời hạn thỏa thuận giữa hãng và Microsoft. Cụ thể, Nokia sẽ phải tuân thủ các điều khoản mà hai bên đã ký năm 2014. Đó là không được phép tung ra bất cứ sản phẩm điện thoại nào, cũng như không nhượng quyền thương hiệu Nokia cho nhà sản xuất khác. Tuy nhiên, hợp đồng này chỉ có thời hạn đến Q3/2106 và ngay sau thời điểm đó, Nokia sẽ được quyền tung ra thiết bị cho riêng mình. Tất nhiên, Nokia cũng sẽ không vội vàng để nghiên cứu một mẫu smartphone mới cho riêng mình trong giai đoạn thị trường thế giới gần như bão hòa và nguồn vốn không thực sự dồi dào. Vậy Nokia sẽ phải làm gì để có thể quay trở lại thời kỳ huy hoàng?

Dựa hơi vào mảng viễn thông

Nếu đề cập đến tập đoàn Nokia tại thời điểm hiện tại, người ta sẽ nhắc đến nhiều hơn cụm từ “công ty viễn thông Nokia”. Mảng viễn thông mang ý nghĩa sống còn với công ty Phần Lan khi hầu hết các thành phần cơ cấu còn lại đã chuyển giao hết trong vòng 3 năm gần nhất. Bởi vậy việc đẩy mạnh tiến độ cũng như vượt mặt các đối thủ lớn trên thị trường viễn thông toàn cầu sẽ giúp Nokia từng bước, từng bước quay trở lại với thời kỳ huy hoàng vốn có.

Thương vụ sẽ là bước ngoặt của Nokia. Ảnh: Internet

Vào tháng 4/2015 vừa qua, Nokia đã công khai sẽ tiến hành thương vụ mua lại toàn bộ cổ phiếu nhằm tiếp quản Alcatel-Lucent, một công ty đối thủ của Pháp với giá trị vào khoảng 16,6 tỷ USD. Một số tiền không gây khó khăn nhiều cho Nokia ở thời điểm hiện tại. Các bên trong thương vụ tin rằng, bằng sự hợp nhất các nguồn lực sẽ có thể cạnh tranh tốt hơn đối với các hãng đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc và Châu Âu trong các hoạt động đấu thầu cung cấp các sản phẩm phần cứng, phần mềm viễn thông cho các hãng di động lớn nhất trên thế giới, trong đó bao gồm các hãng AT&T và Verizon của Mỹ, Vodafone và Orange của Châu Âu, SoftBank (Nhật Bản)... Năm 2014, tổng doanh thu của cả Nokia và Alcatel-Lucent trong lĩnh vực công nghệ viễn thông là 28,6 tỉ USD và tổng thị phần đạt 16,9%.

Nếu thương vụ này thành công sẽ đem lại cho Nokia một nguồn lợi nhuận khổng lồ và vượt qua Huawei trong bảng xếp hạng thị phần viễn thông toàn cầu. Nokia hy vọng thương vụ này sẽ được hoàn tất vào nửa đầu năm 2016 khi Alcatel-Lucent đang dần rơi vào tình trạng khủng hoảng nguồn nhân lực khi liên tiếp phải cắt giảm nhân công trong những năm qua. Với bàn đạp như vậy, khả năng trở lại trên thị trường di động của Nokia cũng sẽ sớm trở thành hiện thực cho dù mới đây hãng đã tuyên bố không trở lại với mảng di động.

Tiếp tục khai thác sự thành công của N1

Có thể khẳng định N1 là một sự thành công đầy bất ngờ của Nokia trong thời gian qua. Trong khi nhiều người nghĩ rằng Nokia đã thực sự đã chấm dứt vai trò của mình trên thị trường thiết bị di động sau khi bán đi mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft. Nhưng trên thực tế, công ty Phần Lan vẫn giữa lịa mảng kinh doanh máy tính bảng và ra mắt cả một tablet chạy Android một cách thoải mái nhờ sự giúp sức của Foxconn.

Nokia N-series sẽ đem lại thành công cho nhà sản xuất trong giai đoạn quá độ. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra không hài lòng với đối tác Foxconn của Nokia với định kiến về một sản phẩm không thực sự bền bỉ. Song, ngay lập tức, Nokia nhấn mạnh rằng họ sẽ tập trung vào chất lượng bằng cách dùng đội ngũ thiết kế lâu năm của mình và giám sát quá trình sản xuất của Foxconn. Hơn nữa, những khao khát về một thiết bị mới của đội ngũ kỹ thuật sẽ đem lại một sản phẩm thực sự tốt. Tất cả mọi thứ về N1, từ việc bán hàng ban đầu đến phân phối sản phẩm, hỗ trợ sau bán hàng sẽ thuộc phạm vị hoạt động của Foxconn.

Nokia N1 mới chỉ phân phối tại Trung Quốc thông qua kênh bán hàng của Foxconn nhưng đã đạt được rất nhiều thành công từ doanh số cho đến doanh thu đem lại. Sẽ không bất ngờ khi một thế hệ máy tính bảng N-series (cái tên gợi nhớ lại thời kỳ hoàng kim) ra đời cho đến thời điểm hết hạn thỏa thuận với Microsft. Và với nền tảng là sự thành công của N1, Nokia sẽ trở lại thị trường di động một cách mạnh mẽ hơn.

Sự tích cực từ bộ phận nghiên cứu

Bộ phận nghiên cứu của Nokia hoạt động rất hiệu quả trong suốt thời gian phát triển của hãng. Nokia sở hữu hơn 10.000 bằng sáng chế và phần lớn trong số đó được cung cấp cho thiết bị di động. Và không có gì phải ngạc nhiên khi bộ phân nghiên cứu tiếp tục cho ra đời các bằng sáng chế mới nhằm mục đích trở lại thị trường một cách sớm nhất, độc đáo. Lúc đó, chúng ta sẽ biết được Nokia làm gì trong giai đoạn chuẩn bị cho sự trở lại của mình.

Với ba lý do trên, Nokia sẽ có được thiên thời, địa lợi và nhân hòa cho cuộc cách mạng mới để có thể trở lại vị thế độc tôn khi xưa. Song, cũng cần phải nhắc tới sự phát triển mạnh mẽ của các nhà sản xuất trên toàn cầu như Samsung, Sony, Xiaomi, Apple trong giai đoạn sắp tới sẽ khiến Nokia gặp vô vàn khó khăn trong việc lấy lại thị phần vốn có của mình.

 

Nokia sẽ nhận 3 tỷ đô để hồi sinh mảng di động?

(Techz.vn) Nhiều lời mời gọi trị giá tỷ đô đã được gửi đến nhằm mua lại Here Maps của Nokia. Số tiền được đưa ra đã rất gần với con số mà nhà sản xuất này mong muốn.