Đời sống

Quận ở Hà Nội được xem là nơi khởi đầu của lịch sử Việt Nam hiện đại: Vùng đất địa linh nhân kiệt

Từ thời Hà Nội còn có tên Thăng Long, vùng đất này đã được đánh giá là vùng “địa linh, nhân kiệt”, giữ trị trí trọng yếu của Kinh thành. Sau này, nơi đây trở thành một trong bốn quận nội thành đầu tiên. Ngày nay, nó là quận trung tâm của Thủ đô, nơi tập trung rất nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Nói cách khác, nơi đây đã trở thành Trung tâm Hành chính – Chính trị Quốc gia. Quận được nhắc đến chính là quận Ba Đình.

ba-dinh-4
 Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội.

Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long. Hoàng Thành được xây lên trên vùng đất Ba Đình ngày nay. Quận này từng có cung điện của vua, cũng chính là vị trí quan trọng nhất của kinh thành xưa.

Nền đất Ba Đình tọa lạc vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận.

ba-dinh-2
Ảnh: Vietnam+

Sau 10 thế kỷ, Ba Đình vẫn sừng sững ở đó như một chứng nhân lịch sử. Nhắc đến quận này, không ai có thể phủ nhận vị trí của nó rất đẹp, sở hữu thế đất địa linh nhân kiệt. Cũng vì là quận có các trung tâm hành chính, chính trị của quốc gia nên an ninh quận Ba Đình rất tốt. Nơi đây thường xuyên diễn ra các sự kiện trọng đại.

Ngược dòng lịch sử, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở mảnh đất Ba Đình. Sau năm 1954, Hà Nội được giải phóng, đến năm 1959, cái tên Ba Đình chính thức ra đời, được đặt cho một trong 8 khu phố nội thành.

ba-dinh-5
Bản đồ hành chính Quận Ba Đình. Ảnh: Internet

Ngày 31/5/1961, khu phố Ba Đình được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và 3 xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực nam Hồ Tây.

Năm 1981, khu phố Ba Đình đổi tên thành quận Ba Đình, có 15 phường, diện tích là 9,248 km2 (theo Cổng TTĐT UBND TP Hà Nội). Quận Ba Đình phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Tây giáp quận Cầu Giấy.

ba-dinh-1
Ảnh: Vietnam+
ba-dinh-3
Ảnh: Hachi8media

Đến với Ba Đình là đến với “kho tàng” di tích lịch sử, địa điểm tham quan. Quận này có rất nhiều điểm đến nhất định không thể bỏ qua như Lăng Bác, Hoàng Thành Thăng Long, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, chùa Một Cột, Cột Cờ Hà Nội, vườn Bách Thảo…

Trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình