Khoa học & Đời sống

Những thiết bị tình báo siêu tinh vi của Liên Xô khiến cả thế giới ngả mũ bái phục

Thời kỳ “Chiến tranh lạnh”, Liên Xô đã cho ra đời hàng loạt thiết bị tình báo. Một trong những tiêu chí được các nhà thiết kế hướng đến chính là thiết bị phải nhỏ gọn, càng bé càng tốt và có thể ngụy trang kín đáo không ai nhận ra.

Máy ảnh giấu trong cúc áo

Trước đây, máy ảnh thường được giấu dưới một bao thuốc lá. Đây là cách làm thông dụng của cả phương Tây lẫn Liên Xô. Tuy nhiên, sau đó ở xứ sở bạch dương đã cho ra đời một chiếc máy ảnh bé tí tẹo, có mác “Kiev-30” hoặc “Kiev-Vega” được sản xuất ở nhà máy Kiev “Arsenal”. Những năm 1950, máy ảnh của cơ quan tình báo Liên Xô đã có thể được giấu trong một chiếc cúc áo.tình báo liên xô

Máy ảnh mật mã “Ajax-12”

Bất cứ loại quần áo nào, dù là áo khoác ngắn, áo choàng, áo mưa cũng có thể được dùng để giấu cấu trúc của “Ajax”. Trong khi đó, bảng điều khiển máy ảnh, giống như một thiết bị phóng đại thì được đặt trong túi.

Sau này, Ajax được gắn vào một chiếc khóa đặc biệt ở thắt lưng cùng một tấm gương hơi mờ. Các điệp viên thường thắt cà vạt để che được chiếc khóa. Khi chụp ảnh, nó cần lệch một chút về phía sau, chiếc cà vạt phải mở tầm nhìn cho ống kính. Tuy nhiên, muốn đeo loại máy ảnh này thì phải có thân hình cân đối, không được thừa cân.

tình báo liên xô

Điểm hạn chế của Ajax chính là không thể chụp ảnh những vật thể có chiều cao. Bởi máy được gắn vào thắt lưng nên nếu chụp chỉ có thể nhìn thấy chân của đối phương mà thôi. Vì thế, các điệp viên được tham gia một khóa học dùng camera này bằng cách ngụy trang dưới những bộ phận khác nhau trên quần áo.

Máy ảnh “Zola”

Giữa những năm 1970, máy ảnh Zola loại mới được đưa vào sử dụng. Loại này cho phép người dùng quay trên 35mm, được trang bị bộ điều khiển màn trập điện tử và máy phát quang. Không cần phải mất công tự đặt khẩu độ bằng tay mỗi lần thao tác nữa. Thay vào đó, dù vật thể có bất ngờ rơi vào bóng tối hay di chuyển về phía mặt trời thì Zola cũng có thể tự động thích nghi.

Máy ảnh siêu nhỏ Zodchy

Đây là chiếc máy ảnh siêu nhỏ, được ngụy trang thành băng cát xét phổ biến vào những năm 80. Chức năng của nó chủ yếu là chụp ảnh tài liệu A4. Kích thước của nó chỉ là 47x23, 5x17mm mà thôi, trọng lượng 37gr, góc chụp là 76 độ, khoảng cách chụp 25cm.

Máy ảnh Alych

Đây là chiếc máy dùng để quét liên lạc, chỉ nặng 150gr, có vẻ ngoài giống như một bao thuốc lá. Trên 1,6m của phim trong băng, Alynch có thể sao chép được đến 30 trang. Tuy nhiên, sau vụ bê bối gián điệp, Alych đã rơi vào tay cơ quan tình báo phương Tây.

Máy ghi âm tinh vi

Các loại máy ghi âm của Liên Xô được dựa trên nguyên mẫu của Đức. Đầu tiên là chiếc Minifoc Mi51 cho phép ghi lại cuộc trò chuyện tới 2,5 giờ. Chiếc máy này có thể giấu trong một chiếc cặp.

tình báo liên xô

Thế nhưng Tổng cục tham mưu của lực lượng vũ trang Liên Bang Nga (GRU) lại cần kỹ thuật ghi âm nhỏ gọn hơn nữa để giấu được dưới áo quần hoặc đồ lót. Thế nên Mezon có dây đã ra đời. Nó cho phép ghi âm trong 1,5 giờ liên tục, được gắn vào thắt lưng đặc biệt trong quần áo người dùng. Nhược điểm của chiếc máy này là nếu muốn tìm thông tin quan trọng phải mất khoảng 1 giờ đợi tua hết. Vì thế nó thường không được bền.

Để giải quyết vấn đề đó, chiếc máy ghi âm List có chức năng tua nhanh của bằng ở cả hai phía và điều chỉnh tốc độ, âm thanh mượt hơn được chế tạo ra. Tuy nhiên, thời lượng ghi âm vẫn chưa được lâu. Vậy nên Liên Xô lại sáng tạo ra chiếc Moscow-M, chỉ bằng bao diêm, có băng cát xét lên tới 4 giờ.

Cuối năm 1970, FBI phát hiện ra một điệp viên Liên Xô. Trong áo người này có một thiết bị bằng hộp diêm. Sau khi tìm hiểu, người Mỹ phát hiện ra nó có thể ghi âm được đến 5 giờ. Chiếc máy này có tên là Liliput, được dùng để ghi âm cuộc trò chuyện và ghi lại, giám sát những vị trí hoạt động.

Dẫu vậy, Liliput vẫn chưa phải chiếc tối ưu. Đầu những năm 80, máy ghi âm siêu nhỏ Motulek mới được khen ngợi nhiều nhất. Độ dày của nó chỉ 1cm, có thể giấu ở bất cứ đâu. Nó còn siêu nhạy, có thể ghi âm chất lượng dù cho xung quanh vô cùng ồn ào.

 

Hồ sơ: Phi vụ bắt cóc tàu vũ trụ Liên Xô táo bạo của CIA

(Techz.vn) Một ngày cuối năm 1959 hoặc 1960, bốn đặc vụ xuất sắc của CIA làm việc xuyên đêm để tháo rời con tàu vũ trụ Lunik bắt cóc được của Liên Xô. Họ chụp ảnh mọi thứ, ghi lại từng chi tiết cấu tạo, trước khi lắp ghép lại con tàu một cách hoàn hảo và không hề để lại chút dấu vết. Đó là phi vụ gián điệp táo tạo được thực hiện những năm đầu của cuộc đua vào vũ trụ. Mục tiêu là nhằm cân bằng cuộc chơi giữa hai siêu cường quốc, nhưng cũng chứa đựng nguy cơ biến chiến tranh lạnh thành chiến tranh nóng.